Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cực Trái Đất di chuyển 4 m trong hơn 40 năm

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Geophysical Research Letters chỉ ra việc tan băng ở hai vùng cực khiến trục Trái Đất dịch chuyển đáng kể từ những năm 1990.

Điều này đã khiến cực Trái Đất dịch chuyển theo. Nghiên cứu cho thấy tốc độ thay đổi vị trí của địa cực từ năm 1995 đến năm 2020 nhanh gấp 15 lần tốc độ trong giai đoạn 1981-1995. Từ năm 1980 đến nay, cực Trái Đất đã di chuyển 4 mét, theo Guardian.

cuc trai dat di chuyen anh 1

Băng tan được cho là nguyên nhân chính khiến cực Trái Đất dịch chuyển. Ảnh: Oceanwide Expeditions.

Trong quá khứ, chỉ có nguyên nhân tự nhiên như các luồng hải lưu hay sự đối lưu dưới bề mặt Trái Đất khiến địa cực thay đổi vị trí. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi học giả Deng Shanshan từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng kể từ những năm 1990, băng tan làm cực Trái Đất di chuyển theo hướng mới.

“Sự sụt giảm ngày càng nhanh của lượng nước được dự trữ trên mặt đất, gây ra bởi băng tan ở vùng cực, là nguyên nhân chính khiến cực Trái Đất di chuyển kể từ những năm 1990”, nghiên cứu kết luận.

Ngoài băng tan, nhu cầu nước ngầm đang gia tăng cũng đóng góp không nhỏ vào tình trạng này. Trong 50 năm qua, con người đã bơm 18.000 tỷ tấn nước khỏi lòng đất.

Tiến sĩ Vincent Humphrey từ Đại học Zurich, Thụy Sĩ cho rằng sự dịch chuyển địa cực không đủ lớn để ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Một ngày có thể dài hơn hay ngắn hơn, nhưng chỉ vài phần nghìn giây.

Tuy vậy, điều này cho thấy “tác động thực tế và sâu sắc của con người đến Trái Đất”, theo giáo sư Jonathan Overpeck tại Đại học Arizona, Mỹ.

Trái Đất quay nhanh hơn, một ngày đang ngắn lại

Nóng lên toàn cầu có thể là lý do đằng sau việc Trái Đất thay đổi tốc độ quay. Khi các sông băng tan chảy, khối lượng được phân bố lại khiến địa cầu dịch chuyển và quay nhanh hơn.

Mỗi phút một triệu tấn băng tan ở Greenland

Lượng băng mất đi ở Greenland tăng kỷ lục năm 2019, tương đương 1 triệu tấn mỗi phút, theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu vệ tinh đăng trên tạp chí Comunications Earth & Environment.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm