Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỗi phút một triệu tấn băng tan ở Greenland

Lượng băng mất đi ở Greenland tăng kỷ lục năm 2019, tương đương 1 triệu tấn mỗi phút, theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu vệ tinh đăng trên tạp chí Comunications Earth & Environment.

Biến đổi khí hậu đang làm Bắc Cực nóng lên với tốc độ gấp đôi ở những vĩ độ thấp hơn, và chỏm băng ở Bắc Cực là nguyên nhân lớn nhất làm nước biển dâng - một vấn đề đã ảnh hưởng tới bờ biển nhiều nơi trên thế giới.

Dải băng Greenland bị mất đi khoảng 532 tỷ tấn vào năm ngoái vì bề mặt tan chảy và băng rơi xuống biển. Lượng băng tan chảy tương đương 7 bể bơi cỡ Olympic mỗi giây, theo Guardian.

Kể từ khi dữ liệu vệ tinh được thu thập năm 2003, lượng băng mất đi năm 2019 nói trên gấp đôi lượng băng mất đi trung bình trước đó là 255 tỷ tấn. Chỉ riêng trong tháng 7/2019, lượng băng mất đi đã gần con số đó.

bang tan o bac cuc anh 1

Lượng băng tan ở Greenland lên kỷ lục vào năm 2019. Ảnh: NASA.


Giới khoa học đã biết Greenland đang mất đi lượng băng ngày càng lớn, đặc biệt là trong năm 2019. Nhưng dữ liệu vệ tinh giờ đây tính được cả lượng tuyết rơi, cho phép tính chính xác lượng băng mất đi.

Các nhà nghiên cứu nói quy mô của lượng băng mất đi năm 2019 thực sự gây sốc và có thể là lượng lớn nhất trong nhiều thế kỷ, thậm chí thiên niên kỷ.

Nếu toàn bộ dải băng Greenland tan chảy, mực nước biển sẽ dâng lên 6 m. Nhưng các nhà khoa học nói vẫn chưa chắc việc băng tan đã đi quá điểm mốc không thể cứu vãn. Họ cho biết sẽ mất hàng thế kỷ để toàn bộ dải băng tan hết, và nếu cắt giảm khí thải carbon, sẽ có thể làm chậm quá trình tan băng.

Lượng băng mất đi kỷ lục năm 2019 được các chuyên gia giải thích là do không khí ấm ở phía trên Greenland trong thời gian lâu hơn - hiện tượng ngày càng phổ biến khi Trái Đất nóng lên. Gần 96% diện tích dải băng có sự tan chảy ở một thời điểm nào đó trong năm 2019, so với trung bình 64% giữa các năm 1981-2010.

Dữ liệu và mô hình máy tính cũng cho phép tính được lượng băng bị mất từ năm 1948 đến nay. Theo đó, 5 năm mà lượng băng mất đi kỷ lục đều là trong 10 năm gần đây.

Biến đổi khí hậu sẽ khiến gấu Bắc Cực diệt vong vào cuối thế kỷ 21

Các nhà khoa học phỏng đoán rằng nếu tình hình nóng lên toàn cầu không dừng lại mà tiếp tục làm băng hai cực tan ra thì loài gấu Bắc Cực sẽ hoàn toàn diệt vong vào cuối thế kỷ 21.

Bắc Cực đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, đạt 38 độ C

Bắc Cực hiện bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Đợt nắng nóng lịch sử này chỉ là một trong những ảnh hưởng kinh hoàng mà nơi đây phải gánh chịu.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm