Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cửa hàng tiện ích: Lợi thì có nhưng giá…

Cửa hàng tiện ích có thế mạnh là sự tiện lợi, thời gian làm việc dài thậm chí mở cửa hàng 24/24, cung cấp sản phẩm một cách nhanh chóng… Nhưng điểm yếu lớn nhất chính là giá cả.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định xung quanh vấn đề sự bùng nổ và thách thức của loại hình bán lẻ này.

Cửa hàng tiện ích có thế mạnh là sự tiện lợi, mở cửa 24/7… nhưng điểm yếu lớn nhất chính là giá cả. 

Mô hình cửa hàng tiện ích có nhiều cơ hội tại Việt Nam vì số lượng bình quân đầu người trên mỗi cửa hàng vẫn rất lớn và vượt xa nhiều nước. 

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, con số này tại Việt Nam hiện là 69.000 người/cửa hàng. Trong khi đó, Philippines là 37.000 người/cửa hàng; Trung Quốc là 21.000 người/cửa hàng... Còn những nước đã có nhiều mô hình cửa hàng của kênh hiện đại như Thái Lan, Hàn Quốc thì con số chỉ còn 5.556 người/cửa hàng (Thái Lan) hay 1.835 người/cửa hàng (Hàn Quốc).

Chỉ trong năm 2014, số lượng cửa hàng tiện ích đã tăng 34,4% so với năm 2013, đạt 348 cửa hàng trên toàn quốc (TP HCM có 326 và Hà Nội có 15).

Ưu điểm của cửa hàng tiện lợi là kiểm soát đầu vào hàng hóa chặt chẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này phù hợp với xu hướng hiện nay, khi người tiêu dùng có ý thức hơn về việc sử dụng sản phẩm sạch.

Một siêu thị thường có khoảng 20.000-30.000 mặt hàng với diện tích tổng hợp từ 500 m2 trở lên. Nhưng đối với một cửa hàng tiện lợi thì diện tích khoảng 150 m2 đã có thể kinh doanh, cung ứng những hàng hóa thiết yếu nhất tới tay người tiêu dùng.

Các cửa hàng tiện lợi ngày càng bám sát các khu dân cư, khu chế xuất, công nghiệp… thậm chí trong ngõ, tạo thuận tiện cho người dân mua sắm, nhất là khi họ chỉ muốn mua vài món đồ mà không cần tới siêu thị.

Đây cũng là lý do cửa hàng tiện lợi sẽ phát triển song hành cùng siêu thị, thậm chí ngày càng lớn mạnh hơn siêu thị vì họ dần trở thành các "cửa hàng tạp hóa thế hệ mới".

Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, giữa các cửa hàng tiện lợi và siêu thị, đại siêu thị luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau để thu hút khách hàng. “Cửa hàng tiện lợi có thế mạnh là sự tiện lợi, thời gian làm việc dài thậm chí mở cửa hàng 24/24, cung cấp sản phẩm một cách nhanh chóng… nhưng điểm yếu lớn nhất chính là giá cả”, bà nói.

Tại một số nước, chênh lệch giá giữa cửa hàng tiện lợi và các siêu thị, đại siêu thị thường ở mức 10% thậm chí 30% nhưng tại Việt Nam con số này đang trong khoảng 6-10%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã chú ý đến việc hạ giá thành để cạnh tranh với các siêu thị, đại siêu thị”, bà Loan cho biết.

Bà Loan cũng dự báo rằng, trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới đây hình thức cửa hàng tiện lợi này sẽ mang lại nhiều tiện lợi hơn cho người tiêu dùng và người tiêu dùng đã sẵn sàng trả phí cho sự tiện lợi.

Thực tế các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang hướng mạnh vào việc phát triển các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini và doanh nghiệp trong nước không có cách nào khác ngoài việc phải đối mặt và có cách ứng xử tương ứng.

Tiệm tạp hóa trên ôtô ở 'phố nhà giàu' Sài Gòn

Đậu ở một số tuyến đường, khu đô thị cao cấp tại TP HCM song các tiệm tạp hóa ôtô lại chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân.

http://toquoc.gov.vn/sites/vi-vn/details/3/kinh-te-viet-nam/134236/cua-hang-tien-ich-loi-thi-co-nhung-gia%E2%80%A6.aspx

Theo Quỳnh Anh/Tổ Quốc

Bạn có thể quan tâm