Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cua biển chết nhiều ở Cà Mau

Bước đầu xác định cua biển ở Cà Mau chết do ký sinh trùng giáp xác chân tơ trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng ký sinh trong xoang thân cua.

Không chỉ có cua biển, tôm nuôi tại huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau cũng thiệt hại khiến nông dân gặp khó khăn. Cơ quan chức năng phát hiện nhiều mẫu tôm xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Người nuôi thiệt hại nặng

Từ ngày 17/3 đến nay, nhiêu cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với cơ quan chức năng các huyện và TP Cà Mau để khảo sát, thu mẫu cua, tôm nhằm tìm nguyên nhân khiến loài thủy sản nuôi này bị chết. Có 21 hộ ở huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Cái Nước, Ngọc Hiển và huyện Thới Bình cung cấp mẫu cua chết cho các nhà khoa học.

Theo số liệu điều tra từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTTT) huyện Đầm Dơi, địa phương này có 16.606 ha cua của 9.983 hộ bị thiệt hại với mức độ 10-70%. Trong 3/4 mẫu được khảo sát có màu sắc tối, cua hoạt động chậm chạp, rủ chân, chết nhanh sau khi được thu hoạch.

Giap xac chan to gay chet cua o Ca Mau anh 1

Cua gạch là một trong những loại đặc sản của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Việt Tường.

Những con cua chết qua giải phẫu cho thấy đen mang từ mức độ nhẹ đến nặng, cơ thịt nhão, một số cơ chuyển màu đỏ hồng nhạt. 100% cua bệnh đều óp thân, bên trong cơ thịt tiêu biến 60-70%

Tại huyện Năm Căn có 13.128 ha cua của 4.386 hộ bị thiệt hại với mức độ 30-100%. Tôm và các loải thủy sản khác kết hợp trong ao nuôi chưa phát hiện bệnh. Huyện Cái Nước có 165,6 ha cua của 104 hộ bị thiệt hại, mức độ ở xã Đông Thới 20-30%, xã Trần Thới 80-100%.

Đối với huyện Ngọc Hiển và Thới Bình có hơn 200 ha cua, tôm bị thiệt hại. Mức độ thiệt hại cua ở Ngọc Hiển từ 50-100%, Thới Bình 10-20% (chết rải rác, biểu hiện bệnh chưa rõ ràng).

Cũng như ở huyện Đầm Dơi, cua chết tại Năm Căn, Ngọc Hiển đều có vài mẫu màu sắc tối, hoạt động chậm chạp, rủ chân, chết nhanh sau khi thu hoạch. Mang cua đen từ mức độ nhẹ đến nặng, cơ thịt nhão, một số cơ chuyển màu đỏ hồng nhạt, 100% cua bệnh đều óp thân, cơ thịt tiêu biến… Riêng tôm ở Thới Bình thiệt hại 20-50%, có hộ đến 100%, kích cỡ tôm chết từ 50-60 con/kg, tôm mắc bệnh có dấu hiệu phồng nắp mang, đỏ thân, xuất hiện nhiều đốm trắng ở vỏ giáp đầu ngực, chậm lớn.

Tại huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân và TP Cà Mau, ngành nông nghiệp chưa ghi nhận tôm, cua nuôi chết bất thường trên diện rộng.

Giá cua tiếp tục tăng

Nhiều năm qua, người dân huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Cái Nước và Ngọc Hiển nuôi cua với hình thức đa canh, đa con. Đó là cua nuôi kết hợp với tôm quảng canh cải tiến hoặc dưới tán rừng.

Cua ở Cà Mau được thả nuôi quanh năm và thực hiện theo hình thức thu tỉa, thả bù theo con nước, mật độ thả từ 1-5 con/m2. Từ tháng 11/2021 đến nay, nông dân ở các huyện có cua bị chết thấy rằng loài thủy sản này rũ thân trong vuông nuôi, nằm trên mé bờ nhiều.

Những con cua còn sống thì rất yếu, có màu sắc bị sậm, thân đóng rong, các tơ và áo mang chuyển màu đen, phần vỏ bị bám đen, vỏ cua mềm, chậm lớn. Sau khi mắc bệnh cua bỏ ăn, gầy yếu, hô hấp kém, nằm im không hoạt động hoặc hoạt động chậm chạp. Cua được bắt lên bờ 20-25 phút có dấu hiệu sủi bọt, các chân rung, co giật và chết tương tự như vụ cùng kỳ năm trước.

Kết quả phân tích mẫu cua chết của Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu cho thấy có ký sinh trùng giáp xác chân tơ trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng ký sinh trong xoang thân cua, xâm nhập vào mô cơ, gan, tim. Tỷ lệ cua nhiễm bệnh lên đến 93,1%, mật độ nhiễm cao nhất là 17 ký sinh một con cua.

Bên cạnh đó, vi khuẩn V.parahaemolyticus là tác nhân cơ hội thứ 2 hiện diện trong nước nuôi, cơ, gan cua với mật độ khá cao (hơn 1.000 CFU/ml) là tác nhân có nguy cơ gây bệnh cho cua nuôi và nguy cơ gây bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi cùng môi trường.

Giap xac chan to gay chet cua o Ca Mau anh 2

Theo nhận định của chủ các vựa thủy sản ở miền Tây, giá cua sẽ tiếp tục tăng từ nay đến lễ Thanh Minh. Ảnh: Việt Tường.

Theo các nhà khoa học, tôm và cua được người dân thả nuôi quanh năm, không ngắt vụ nên mầm bệnh tích tụ trong môi trường nuôi, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát tán rất nhanh, gây thiệt hại lớn. Trong thời gian tới, nắng nóng tiếp tục kéo dài làm nhiệt độ và độ mặn tăng cao, có những vùng thiếu nguồn nước cấp như Thới Bình, U Minh, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm, cua và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Vì vậy, nông dân được cơ quan chức năng khuyến cáo cần theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, dịch bệnh để phối hợp với các cơ quan chuyên môn, kịp thời xử lý khắc phục giảm thiệt hại trong thời gian tới vì hiện nay chưa có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả đối với ký sinh trùng giáp xác chân tơ ký sinh trên cua. Hiện, tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng giáp xác chân tơ trên cua chưa được Nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ.

Đối với cua nuôi kết hợp trong vuông tôm, nông dân cần thu hoạch ngay lượng cua còn lại trong vuông nuôi để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh; không nên thả thêm giống vào vuông nuôi để cắt vụ nuôi và cải tạo vuông nuôi; cải tạo lại vuông nuôi bằng cách xả cạn nước, xử lý bùn đáy vuông để tránh mầm bệnh tồn lưu dưới đáy vuông nuôi, phơi nắng từ 3 đến 5 ngày và dùng vôi nóng (CaO) xử lý nước, cải tạo vuông với số lượng vôi 400-500 kg/ha.

Người nuôi đặc biệt chú trọng xử lý nước trong kênh, mương để xử lý ký sinh trùng, giáp xác, vi khuẩn... nhằm diệt mầm bệnh. Ngoài vôi nóng có thể xử lý các hóa chất khác như: Iodine, Chlorine, BKC… để xử lý nguồn nước nuôi.

Những vuông nuôi có rừng cần thu gom lá cây đước còn tồn đọng ở kênh, mương để lâu ngày chúng phân hủy sinh ra khí độc, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển ảnh hưởng đến đối tượng nuôi.

Theo ghi nhận của Zing, giá cua biển ở các tỉnh miền Tây tiếp tục tăng nhẹ. Chiều 25/3, cua gạch loại nhất ở Cà Mau giá 500.000-550.000 đồng/kg, cua thịt loại nhất (1-2 con/kg) giá 400.000 đồng, 3 con/kg giá 350.000 đồng.

Giá tôm, cua ở miền Tây tăng trước lễ Thanh Minh

Gần đến lễ Thanh Minh, giá cua và tôm ở miền Tây tăng dần. Tại Cà Mau, cua biển chết bất thường với tỷ lệ cao.

Kim ngach xuat khau cao ky luc hinh anh

Kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục

0

Trong nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã đạt hơn 368 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm