Sau nhiều tuần giảm dần đều, số ca nhiễm mới tại Đức bất ngờ tăng vọt trong ngày 25/7 với 815 trường hợp.
Viện Robert Koch (RKI) hôm 27/7 nhận định số người bệnh tăng đột biến khiến tình hình “rất đáng lo ngại”.Trước đó, cách xử lý dịch của Thủ tướng Đức Angela Merkel từng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. So với nhiều nước láng giềng, Đức có khả năng xét nghiệm hàng loạt, đưa ra nhiều biện pháp kịp thời và cung cấp các kênh truyền thông hiệu quả.
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại Đức chỉ là 0,4% trong khi số liệu này trên thế giới là 4%. Viện Robert Koch (RKI) cho biết nước này đã xét nghiệm được cho 2 triệu người từ giữa tháng 4 và đang thực hiện thêm 400.000 xét nghiệm mỗi tuần.
RKI cho biết hệ số R ở Đức, hệ số lây nhiễm trong cộng đồng, bất ngờ vượt qua mức 1 trong vài tuần qua. Điều này đồng nghĩa với việc dịch bệnh sẽ còn tiếp tục lan rộng.
Làn sóng dịch bệnh thứ hai đang càn quét châu Âu. Ảnh: France 24. |
Chánh văn phòng của bà Merkel, Helge Braun, nhận định số ca nhiễm mới tăng vọt khiến Đức không thể kiểm soát dịch vào mùa thu. Nước này từng kỳ vọng giữ số ca nhiễm bệnh dưới 500 trường hợp mỗi ngày.
Tương tự tình hình tại Đức, nhiều quốc gia khác ở châu Âu cũng đang “loay hoay” trước diễn biến phức tạp của Covid-19.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 28/7 cho biết châu Âu có nhiều khả năng phải đối diện với làn sóng Covid-19 lần thứ hai. Nước này đang áp dụng biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt với những người trở về từ Tây Ban Nha.
Châu Âu có nhiều khả năng phải đối diện với làn sóng Covid-19 lần hai. Ảnh: Euro News. |
Tại Tây Ban Nha, số ca nhiễm mới cũng tăng đột biến từ đầu tuần này (27/7) với 855 trường hợp được ghi nhận trong ngày. Song Giám đốc Trung tâm Cấp cứu Sức khoẻ Fernando Simon cho rằng dịch chỉ bùng phát ở khu vực Aragon và Catalonia.
Đức và Pháp đều công bố kế hoạch kiểm dịch đối với du khách đến từ các quốc gia “có nguy cơ cao”, bao gồm hành khách đến từ Mỹ. Hai nước này đang yêu cầu du khách cách ly bắt buộc 14 ngày sau khi nhập cảnh.