Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phiến quân Colombia nã súng vào người vi phạm lệnh giới nghiêm

Các nhóm phiến quân vũ trang ở Colombia tự ban hành lệnh giới nghiêm nhằm phòng chống dịch Covid-19. Người vi phạm có thể bị bắn chết.

Lorena Paredes ngồi trên chiếc SUV màu bạc băng qua những con đường đêm ven bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Cô luật sư 28 tuổi nơm nớp lo sợ vì trở về nhà muộn sau khi gặp bác sĩ. Với cô, lệnh giới nghiêm trong dịch Covid-19 có thể gây tử vong như chính virus.

Tại quốc gia Nam Mỹ hơn 50 triệu dân này, các nhóm vũ trang bạo lực tự đặt ra và kiểm soát các quy định trong dịch Covid-19. Những người vi phạm sẽ phải chịu một số hình phạt nghiêm khắc nhất thế giới, theo Washington Post.

Trừng phạt bằng súng đạn

Tại thành phố cảng Tumaco, một điểm buôn bán ma túy ở phía tây nam Colombia, lực lượng du kích đã dằn mặt tất cả những người vi phạm lệnh giới nghiêm, coi họ là mục tiêu quân sự.

Paredes ngồi trên chiếc ôtô do bạn cô lái, nghĩ rằng mình có thể gặp may. Nhưng cô đã bị cản lại.

Lực lượng du kích đã xả súng vào xe cô bằng súng trường và súng tự động. Đạn xuyên thủng chiếc SUV. Paredes bị trúng 3 phát đạn vào chân. Bạn cô bị bắn vào mặt và tay. Cả hai đã cầu xin được tha mạng và được thả đi với một lời răn đe.

“Không một ai giúp chúng tôi”, Paredes, công tố viên ở Tumaco chuyên xử lý các vụ lạm dụng trong nước, kể lại sau khi đã ở một nơi an toàn.

Phien quan Colombia ban hanh lenh gioi nghiem anh 1

Chiếc SUV của Lorena Paredes bị bắn nhiều phát đạn. Ảnh: Washington Post/Lorena Paredes.

“Một người đã tiến đến khi nghe thấy tiếng hét của tôi. Tôi cầu xin anh ta giúp đỡ vì bạn tôi bị chảy nhiều máu. Nhưng anh ấy tiến đến cửa xe tôi và nói: ‘Này cô, im lặng đi. Bởi vì ở đây, việc giúp đỡ bị cấm'”.

Các nhóm vũ trang thường xuyên thay đổi khung giờ giới nghiêm, trong khi nhiều nhóm khác nhau kiểm soát các khu vực với các lệnh khác nhau khiến người dân vô cùng hoảng loạn.

Paredes nghĩ rằng giờ giới nghiêm ở Tumaco vào hôm cô đi về muộn là 18h, nhưng nhóm phiến quân đã chuyển lên từ 16h mà cô không biết. Nhưng dù thế nào đi nữa, cô cũng vi phạm.

Paredes đang tập đi lại ở thành phố lân cận với sự giúp đỡ của gia đình. Bạn của cô trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để phục hồi thị lực một bên mắt và làm lại mũi.

Paredes nói rằng chính phủ đã hoàn toàn mất kiểm soát ở Tumaco. “Tôi sợ hãi khi nghĩ về việc phải quay lại đó”, cô nói.

Lợi dụng đại dịch để củng cố quyền lực

Các nhóm nhân quyền và quan chức chính phủ Colombia cho biết nhóm du kích cánh tả, lực lượng bán quân sự cánh hữu và các băng đảng ma túy đang lợi dụng đại dịch để củng cố quyền kiểm soát nhiều khu vực của đất nước. Trước khi đại dịch xảy đến, cuộc xung đột ở Colombia đã kéo dài nhiều thập kỷ.

“Đối với những nhóm này, sức khỏe của người dân không phải vấn đề, vấn đề là ở chỗ tranh giành quyền kiểm soát”, ông Gimena Sanchez-Garzoli, Giám đốc Văn phòng Washington về Mỹ Latin, tổ chức ủng hộ nhân quyền ở Mỹ Latin, cho biết.

Trong khi chính phủ của Tổng thống Iván Duque đang tập trung chống dịch, các nhóm vũ trang dốc sức đạt được hai mục tiêu: mở rộng địa bàn kiểm soát để buôn bán ma túy và củng cố quyền lực.

Tình trạng lộng hành của phiến quân ở Colombia cũng tương tự như Taliban ở Afghanistan, Comando Vermehlo ở Rio de Janeiro (Brazil) và MS-13 ở El Salvador. Họ tự áp đặt lệnh giới nghiêm, thực hiện phân phối thực phẩm, khẩu trang và chất khử trùng trong khu vực kiểm soát.

Phien quan Colombia ban hanh lenh gioi nghiem anh 2

Một thanh niên bị bắt giữ vì vi phạm lệnh giới nghiêm ở Cali, Colombia. Ảnh: AFP/Getty.

Các nhóm vũ trang Colombia khét tiếng về mức độ bạo lực, điều này khiến các nhà quan sát lo ngại rằng thoả thuận hoà bình năm 2016 về chấm dứt cuộc xung đột 52 năm giữa chính phủ và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) sẽ bị bỏ qua.

Hình phạt cao nhất cho người vi phạm các quy tắc chống dịch là tử hình. Tại bang Cauca phía tây, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi nhận 6 vụ giết người do các nhóm vũ trang gây ra, liên quan đến việc vi phạm các quy tắc. Trong đó, một nông dân bị nhóm vũ trang tự xưng là Quân đội Giải phóng Quốc gia Colombia (ELN) bắn vì gặp gỡ bạn bè ở thị trấn lân cận. Nhóm 4 người nhập cư Venezuela khác bị bắn vì uống rượu ở nơi công cộng.

Tại Tumaco, ​​FARC đã buộc một gia đình rời khỏi nơi ở vì một thành viên dương tính với Covid-19. Hiện giờ, các cư dân ở đây rất sợ xét nghiệm Covid-19. Ngoài ra, họ phải xin phép để làm những điều cơ bản như đi mua đồ ở tạp hóa.

Một nhóm tự xưng là Du kích Thống nhất Thái Bình Dương nói rằng việc ban hành lệnh giới nghiêm là cần thiết vì “khu vực đã bị nhà nước lãng quên”.

“Bất cứ ai được nhìn thấy ở ngoài đường sau 14h30 sẽ phải chịu hậu quả”, nhóm này cảnh báo. “Chúng tôi không nói đùa”.

Băng đảng ma túy Colombia tự ban bố lệnh phong tỏa, giết người vi phạm

Ít nhất 8 người đã bị băng đảng tội phạm sát hại ở Colombia vì vi phạm lệnh phong tỏa mà các nhóm này tự ban bố trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

118 binh sĩ Colombia dính án hiếp dâm

Từ 2016 tới nay, ít nhất 118 binh sĩ của quân đội Colombia đã bị điều tra vì có liên quan đến hành vi xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, theo người đứng đầu lực lượng vũ trang.

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm