Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Coteccons làm ăn ra sao dưới thời ông Nguyễn Bá Dương?

Hơn 16 năm ngồi ghế chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Bá Dương đã đưa Coteccons trở thành nhà thầu xây dựng lớn nhất trong nước với doanh thu trên 1 tỷ USD/năm.

Coteccons va ong Nguyen Ba Duong anh 1

Ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD) đã đánh dấu sự kiện một trong những cổ đông sáng lập cuối cùng của nhà thầu xây dựng này rời công ty. Tuy vẫn là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Coteccons nhưng ông Dương hiện không còn nắm giữ chức vụ nào tại doanh nghiệp, kể cả vị trí người đại diện pháp luật.

Coteccons được thành lập từ tháng 8/2004 với vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng sau quá trình cổ phần hóa công ty thành viên của Tổng công ty Fico. Từ thời điểm đó, ông Nguyễn Bá Dương cũng bắt đầu đảm nhiệm vai trò cao nhất trong ban quản trị doanh nghiệp.

Nhà thầu không vay vốn ngân hàng

Hơn một thập niên hoạt động dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Dương, Coteccons từ một doanh nghiệp xây dựng không mấy tên tuổi trở thành nhà thầu xây dựng lớn nhất cả nước với hàng loạt dự án lớn nhỏ.

Giai đoạn 2006-2019, tổng tài sản của nhà thầu xây dựng này tăng từ 224 tỷ đồng lên 16.200 tỷ đồng, cao gấp 72 lần sau 13 năm; vốn điều lệ doanh nghiệp tăng gần 23 lần.

Cũng trong giai đoạn này, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế bình quân của Coteccons đều đạt trên 30%/năm.

Từ công ty với doanh thu 824 tỷ và lợi nhuận sau thuế 56 tỷ (năm 2006), doanh thu của Coteccons đã đạt trên 1 tỷ USD nhiều năm liên tục và lợi nhuận đạt trên 1.000 tỷ/năm (trừ năm 2019 giảm mạnh còn 711 tỷ).

Hơn một thập kỷ qua, ngoài năm 2019 ghi nhận doanh thu sụt giảm, Coteccons chỉ ghi nhận duy nhất năm sụt giảm doanh thu là 2012 – thời điểm cuối chu kỳ xây dựng trong nước. Còn lại, tăng trưởng doanh thu hàng năm của nhà thầu này đều đạt 2 chữ số, cao điểm nhất là năm 2015 với mức tăng trưởng 79%.

Cùng năm, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của công ty này đạt 105%, từ 357 tỷ lên 733 tỷ đồng.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA COTECCONS

Nhãn20062007200820092010201120122013201420152016201720182019
Doanh thu tỷ đồng 824134518231962330445104477619076341366920783271772856123733
Lợi nhuận sau thuế
55.6125144228240211219280357733142216531510711

Dấu ấn quản trị rõ nét nhất của ông Nguyễn Bá Dương và cộng sự trong hoạt động của Coteccons chính là chủ trương không vay vốn ngân hàng.

Hơn một thập niên kinh doanh, giữ vai trò là chủ thầu nhiều dự án quy mô vốn hàng chục nghìn tỷ nhưng Coteccons chưa bao giờ vay vốn ngân hàng.

Cơ cấu nợ phải trả của công ty đa số bao gồm phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước, chi phí phải trả ngắn hạn… đều là những khoản nợ phát sinh rất ít hoặc không lãi suất.

Nhiều năm liền Coteccons không phải chi ra một đồng tiền nào để trả lãi vay, số ít năm phải trả tiền lãi cũng chỉ tốn khoảng vài trăm triệu đồng, thấp hơn nhiều so với doanh thu hàng chục nghìn tỷ của doanh nghiệp.

Tính đến cuối tháng 6 năm nay, với tổng tài sản gần 15.000 tỷ, Coteccons cũng không hề có khoản vay nào phát sinh tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Trong khi đó, Coteccons là chủ thầu của hàng loạt công trình xây dựng lớn trong nước như: Goldmark City, Times City, Vinhomes Central Park, Landmark 81; Tòa nhà trụ sở Tập đoàn Viettel…

Chủ tịch có tinh thần cấp tiến

Trong giai đoạn ông Dương là chủ tịch, 2 sự kiện tài chính quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động của nhà thầu này chính là việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào năm 2010 và phát hành cổ phiếu huy động 500 tỷ đồng vốn góp từ Kusto Vietnam vào năm 2012.

Thành lập với vốn điều lệ hơn 15 tỷ, sau 6 năm, Coteccons lên sàn với vốn điều lệ 307,5 tỷ đồng, gấp 20 lần so với lúc thành lập. CTD sau đó trở thành một trong những cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường với đỉnh trên 230.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2017.

Coteccons va ong Nguyen Ba Duong anh 2

Ông Nguyễn Bá Dương từng là một trong những người ủng hộ việc Coteccons bắt tay hợp tác cùng Kusto Vietnam năm 2012. Ảnh: CTD.

Trước năm 2012, khi chưa có mặt Kusto trong cơ cấu cổ đông, Coteccons vẫn thuộc nhóm nhà thầu xây dựng lớn nhất thị trường nhưng doanh thu mới đạt trên dưới 4.000 tỷ/năm và lợi nhuận bình quân trên 200 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011-2012 cũng ở cuối chu kỳ xây dựng của thị trường, dòng tiền kinh doanh của Coteccons âm nhiều năm liên tiếp do gia tăng các khoản phải thu trong khi lợi nhuận không tăng trưởng nhiều.

Báo cáo tài chính của Coteccons cho biết đến cuối năm 2011, khoản tiền và tương đương tiền của công ty vào khoảng 252 tỷ, giảm 13% so với đầu năm. Trong khi số đầu năm cũng giảm 21% so với năm liền trước.

Nguồn tiền lưu động này dồi dào hơn ngay sau khi Kusto rót vốn vào doanh nghiệp.

Đến cuối 2012, khoản tiền và tương đương tiền của Coteccons đã tăng gần 3 lần, đạt 681 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn tiền tăng thêm đến từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông ngoại nói trên.

Cũng trong năm 2012, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã chuyển từ âm 115 tỷ sang dương 442 tỷ đồng (trong khi lợi nhuận vẫn dưới 300 tỷ).

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG COTECCONS

NhãnKustoĐầu tư Thành CôngThe8th PteNguyễn Bá DươngCổ đông khác
Tỷ lệ sở hữu % 17.5514.1210.425.6252.29

Kusto rót vốn cũng mở ra giai đoạn hoàng kim cho Coteccons với doanh thu tăng nhanh từ 4.000 tỷ/năm giai đoạn 2011-2012 lên tới hơn 27.000 tỷ vào năm 2017, gấp 6 lần sau 5 năm.

Tăng trưởng doanh thu trung bình giai đoạn 2013-2017 của Coteccons lên tới 45%/năm; tăng trưởng lợi nhuận bình quân là 54%/năm giai đoạn này.

Trong đó, lợi nhuận tăng đột biến vào năm 2015-2016 với mức tăng gấp đôi mỗi năm.

Tuy vậy, sự xuất hiện của Kusto cũng là khởi đầu cho những mâu thuẫn nội bộ sau đó khi chính cổ đông này liên tục đòi miễn nhiệm ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công (cựu tổng giám đốc Coteccons) khỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Lý do của những mâu thuẫn này tại Coteccons là những bất đồng trong nguyên tắc quản trị doanh nghiệp giữa 2 bên.

Sau hàng loạt sự ra đi của các nhân sự chủ chốt, mới nhất HĐQT nhà thầu xây dựng này đã chấp nhận đơn từ nhiệm vị trí chủ tịch của ông Nguyễn Bá Dương, đồng thời bầu ông Bolat Duisenov (CEO của Kusto Vietnam) làm tân chủ tịch HĐQT.

Trong đơn từ nhiệm gửi tới cổ đông, ông Dương cho biết với lý do sức khỏe và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Ông này nhấn mạnh không thể sắp xếp công việc, đóng góp được những điều tốt nhất cho Coteccons. Vì vậy, ông quyết định từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT công ty từ 2/10.

Ngoài việc rời vị trí chủ tịch công ty, ông Dương cũng không còn là đại diện pháp luật của Coteccons từ 2/10.

Trước đó, ông Dương cũng bị miễn nhiệm chức danh trưởng tiểu ban chiến lược tại Coteccons, và người thay thế chính là ông Bolat Duisenov.

Vì sao ông Nguyễn Bá Dương rời ghế chủ tịch Coteccons?

Trước khi ông Dương từ nhiệm, Coteccons xảy ra mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo và cổ đông lớn khiến hàng loạt nhân sự chủ chốt phải rời đi.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm