Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công việc trong xưởng bóng bay của trẻ em Bangladesh

Thay vì tới trường, nhiều trẻ tại Bangladesh phải làm việc tại xưởng sản xuất bóng bay ở thủ đô để kiếm tiền. Khoản thù lao mà các em nhận mỗi tháng là 10 USD.

Afif, 11 tuổi, là một trong hàng nghìn trẻ em làm công nhân trong các xưởng sản xuất và nhà máy trên khắp Bangladesh. Các em làm việc từ khi còn nhỏ để giúp gia đình.

Hàng ngày, các em tiếp xúc với bụi và đồ dùng bẩn. Do không tới trường, chúng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội trong tương lai.

Một ngày làm việc của các em bắt đầu lúc 6h sáng, kéo dài trong 11 tiếng tới 17h. 

Nhiều em phải lao động khi chỉ mới 10 tuổi.
Một em nâng khuôn bóng khỏi nước màu. Các em phải tiếp xúc với hóa chất độc hại mỗi ngày.

“Cha qua đời từ khi cháu 5 tuổi. Mẹ đã nuôi cháu từ đó. Giờ đây, cháu đang làm việc để phụ giúp mẹ”, Apu, cậu bé 12 tuổi làm việc tại một xưởng sản xuất bóng bay ở thủ đô Dhaka, nói.

Trong khi đó, Fellow Ruma, 11 tuổi, tâm sự: “Cháu không thích học. Cha cháu cũng đi làm nhưng thu nhập của ông không đủ nuôi gia đình. Cháu đang giúp mọi người bằng cách làm việc ở đây”.

Công việc nặng nhọc và tiếp xúc với hóa chất độc, song mỗi tháng, chủ xưởng chỉ trả mỗi em 10 USD. Đây là mức lương thấp hơn nhiều so với số tiền tối thiểu mà công nhân may tại Bangladesh nhận - hơn 60 USD/tháng.
Tuổi thơ của các em là những ngày trong xưởng sản xuất.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), tại Bangladesh, khoảng một triệu trẻ em từ 10 tới 14 đang lao động để kiếm tiền cho gia đình. Trong khi đó, nhiếp ảnh gia Zakir Chowdhury, người chụp ảnh những đứa trẻ làm việc trong xưởng sản xuất bóng bay, cho hay,  gần 5 triệu trẻ em từ 5 tới 10 tuổi ở Bangladesh phải làm việc trong điều kiện độc hại ở các nhà máy, xưởng chữa ôtô, ga tàu, chợ hay xưởng đúc. Phần lớn chúng nhận số tiền lương rất thấp hoặc thậm chí không hưởng lương.

Một số chủ xưởng sản xuất cho rằng, nếu họ không tạo việc làm cho các em, chúng sẽ thực hiện những hành động phi pháp như cướp của, trộm tài sản. “Các em sẽ cư xử tốt hơn khi làm việc ở đây và gia đình bọn trẻ cũng cảm thấy an toàn”, một chủ xưởng bình luận.

Nỗi đau axit trên cơ thể những cô gái trẻ Bangladesh

Phụ nữ trong xã hội Bangladesh có thể trở thành nạn nhân của axit vì vô số lý do - từ thất tình, thù địch, tranh chấp của hồi môn tới thành kiến cố hữu với nữ giới.

Hải Anh

Ảnh: Bracroft Media

Bạn có thể quan tâm