Nhiều start-up công nghệ vũ trụ và hàng không tại Trung Quốc đang chạy đua phát triển tên lửa cỡ nhỏ để chen chân vào lĩnh vực phóng vệ tinh siêu nhỏ, chỉ lớn bằng một hộp giày.
|
LinkSpace, start-up công nghệ vũ trụ mới nhất của Trung Quốc, tuần qua đã lần thứ hai thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Công nghệ này tương tự sản phẩm mà hãng SpaceX của Mỹ đã phát triển thành công. Ảnh: Reuters. |
|
Tên lửa của LinkSpace cao gần 8,1 m. Trước đợt thử nghiệm thứ hai, các kỹ sư Trung Quốc phải nối tên lửa vào một sợ cáp Kevlar để đảm bảo khả năng định hướng trở về bãi đáp an toàn. Các kỹ sư Trung Quốc có lẽ quá "lo xa". Tên lửa NewLine Baby của họ cất cánh và hạ cánh thành công mà không cần cáp định hướng. Ảnh: Reuters. |
|
LinkSpace nằm trong danh sách hơn 15 công ty tư nhân Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực sản xuất tên lửa. Thử nghiệm với NewLine Baby được đánh giá là bước đi đầu tiên trong mô hình kinh doanh mới tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: gửi vệ tinh cỡ nhỏ, giá rẻ vào quỹ đạo quanh Trái Đất với giá cả phải chăng. Ảnh: Reuters. |
|
Tên lửa NewLine Baby nặng 1,5 tấn. Trong lần thử nghiệm vừa qua, tên lửa được phóng cách mặt đất 40 m trước khi hạ cánh an toàn trên bãi đáp bằng bê tông. Tổng thời lượng tên lửa lơ lửng trên không chỉ vỏn vẹn 30 giây nhưng cũng đủ để kỹ sư trưởng Hu Zhenyu và các cộng sự của anh thở phào nhẹ nhõm. Ảnh: Reuters. |
|
Nhu cầu đưa vệ tinh siêu nhỏ, với trọng lượng trung bình chỉ 10 kg và kích thước ngang hộp đựng giày, vào quỹ đạo quanh Trái Đất đang ngày một tăng trên thị trường Trung Quốc và thế giới. Dự kiến chỉ vài năm nữa nhu cầu sử dụng vệ tinh siêu nhỏ sẽ bùng nổ. Ảnh: Reuters. |
|
Theo Hu Zhenyu, đối với những tên lửa có khả năng phóng dưới tầm quỹ đạo Trái Đất, khách hàng tập trung chủ yếu vào nghiên cứu khoa học và một số công dụng mang tính thương mại. "Khi vào quỹ đạo, công nghệ vệ tinh chính là mối quan tâm ngắn hạn của khách hàng", anh cho biết. Ảnh: Reuters. |
|
Về ngắn hạn, ngành vũ trụ Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng mạng lưới vệ tinh thương mại khổng lồ có khả năng đáp ứng hàng loạt loại hình dịch vụ, từ Internet tốc độ cao cho máy bay, đến khả năng theo dõi hoạt động vận tải than đá toàn cầu. Những khách hàng tiềm năng khác cho ngành này còn bao gồm các trường đại học và nhóm công ty viễn thông. Ảnh: Reuters. |
|
Nhiều công ty tại Mỹ đi trước các đồng nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển tên lửa và vệ tinh cỡ nhỏ. Một trong những công ty nổi bật là Rocket Lab. Họ đã cho phóng thành công 25 vệ tinh vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Ảnh: Reuters. |
|
Chưa có công ty tư nhân nào ở Trung Quốc đưa được tên lửa và vệ tinh vào quỹ đạo, theo Reuters. Từ tháng 10/2018, hai công ty là OneSpace và LandSpace đã thử nghiệm thất bại. Hãng OneSpace theo đuổi mô hình sản xuất động cơ đẩy giá rẻ và dùng một lần, khác với phương hướng phát triển của LinkSpace. Ảnh: Reuters. |
|
LinkSpace, start-up công nghệ vũ trụ "trẻ nhất" tại Trung Quốc, muốn theo đuổi mô hình tên lửa tái sử dụng như Falcon 9 của hãng SpaceX thuộc tỷ phú công nghệ nổi tiếng người Mỹ Elon Musk. Ảnh: Reuters. |
|
Theo Macro Caceres, nhà phân tích tại hãng tư vấn hàng không vũ trụ Teal Group, những công ty nhỏ không có nhiều tiền đầu tư nên chỉ có thể phát triển tên lửa cỡ nhỏ. Phát triển tên lửa có khả năng "phóng một lần mỗi tuần, bốn lần một tháng, 50 lần một năm, có thể giúp tăng lợi nhuận công ty", Caceres cho biết. Ảnh: Reuters. |
|
LinkSpace dự tính thu mức phí không quá 30 triệu RMB (khoảng 4,48 triệu USD) cho mỗi lần phóng, theo Hu Zhenyu. Số tiền này thua xa mức giá 25 - 30 triệu USD cho một lần phóng trên hệ thống Pegasus của tập đoàn Northrop Grumman đang được dùng phổ biến. Hệ thống này đưa thiết bị phóng vào vũ trụ bằng máy bay và không thể tái sử dụng thiết bị. Ảnh: Reuters. |
công ty tên lửa Trung Quốc
Trung Quốc
Mỹ
vệ tinh bằng hộp giày
tên lửa Trung Quốc
công nghệ tên lửa
tên lửa vũ trụ
vệ tinh Trung Quốc