Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công ty dầu khí TQ tăng khai thác ở vùng biển phía nam

Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2011 – 2015 bằng cách mở rộng hoạt động khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía nam.

Theo South China Morning Post, CNOOC đang phát triển các dự án mới dựa trên những phát hiện ở gần đảo Vi Châu, cách bờ biển Việt Nam 80 hải lý về phía đông, ông Liao Hongyue, giám đốc kho cảng Vi Châu cho biết.

“Tôi tin rằng, sản lượng dầu khí sẽ tăng sau khi hoạt động khai thác được mở rộng tại vùng biển ngoài khơi phía nam”, South China Morning Post dẫn lời ông Liao cho hay.

Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc tăng cường hoạt động khai thác ở vùng biển phía nam. Ảnh: Global Times.

Các giàn khoan ở Vi Châu sản xuất 45.700 thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 4% sản lượng toàn cầu của CNOOC. Năm 2013, tập đoàn đã sản xuất 412 triệu thùng dầu. Chi nhánh Trạm Giang của CNOOC dự kiến tăng tổng sản lượng dầu và khí đốt ở phía tây Biển Đông lên 260.000 thùng vào năm 2015 và 350.000 thùng vào năm 2020. 

Mỹ sẽ 'bóp nghẹt yết hầu' trên biển của Trung Quốc?

Thay vì dùng chiến lược "Tác chiến không - hải nhất thể", Mỹ có thể lợi dụng ưu thế địa lý để cản trở xuất, nhập khẩu thương mại, làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế Trung Quốc.



CNOOC là tập đoàn dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc. Đầu tháng 5, công ty này đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá, Trung Quốc lợi dụng tính chất thương mại của giàn khoan để thực hiện mưu đồ bành trướng chủ quyền ở Biển Đông.

Theo Cục Kiểm ngư Việt Nam, Trung Quốc có 6 tàu chiến vây quanh giàn khoan Hải Dương 981, gồm hai tàu quét mìn, hai tàu hộ vệ tên lửa và hai tàu tên lửa tấn công nhanh. Chúng được chia thành 3 mũi để chặn tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Trong khi đó, các tàu còn lại được tổ chức thành từng nhóm sẵn sàng vây ép, đâm va và phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam. 

Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép tới vùng biển Việt Nam, Trung Quốc không những thường xuyên phủ nhận những hành vi gây hấn của mình ở Biển Đông mà ngược lại còn xuyên tạc sự thực gây bất lợi cho Việt Nam.

Khi hình ảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam hôm 26/5 được công bố cho cả thế giới, Bắc Kinh vẫn một mực nói rằng tàu Việt Nam quấy rối tàu Trung Quốc sau đó tự lật giữa biển. Tuy nhiên, sự dối trá của Bắc Kinh đã bị cộng đồng quốc tế lật tẩy.

'Chiến tranh 3 mặt' của Trung Quốc trên Biển Đông

Một nhà nghiên cứu tại Đài Loan nhận định Bắc Kinh đang triển khai chiến lược “chiến tranh 3 mặt” bao gồm chiến tranh tâm lý, pháp lý và dư luận để thực hiện mưu đồ ở Biển Đông.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm