Bên cạnh việc chia sẻ về kết quả kinh doanh năm 2022 cũng như các định hướng kinh doanh trong tương lai của hãng hàng không, báo cáo thường niên 2022 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) cũng chia sẻ về tình hình kết quả kinh doanh của các công ty thành viên.
Trong đó, Vietnam Airlines cho biết trong năm vừa qua, CTCP Cho thuê Máy bay Việt Nam (VALC) đã ghi nhận tổng cộng 72 triệu USD (trên 1.700 tỷ đồng) doanh thu và lợi nhuận trước thuế 21,8 triệu USD (gần 530 tỷ đồng). Như vậy, nhờ hoạt động cho thuê máy bay, VALC cứ thu vào 3 đồng là lại có lãi 1 đồng. Tỷ suất ROE ở mức 28%.
Thực tế, doanh thu và lợi nhuận của VALC đã tăng trưởng đều đặn qua từng năm bất chấp thời kỳ trước đại dịch. Sau giai đoạn khó khăn 2020-2021, công ty này cũng đã lấy lại phong độ trong năm 2022.
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VALC GẦN ĐÂY | ||||||
Nhãn | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | |
Doanh thu | tỷ đồng | 1568 | 1552 | 1413 | 1660 | 1700 |
Lợi nhuận | 573 | 510 | 340 | 371 | 512 |
Hiện tại, VALC là công ty duy nhất có hoạt động cho thuê máy bay tại Việt Nam. Trong đó, công ty chỉ thực hiện mua lại các máy bay sau đó cho các hãng hàng không thuê lại và đưa vào sử dụng, bản thân VALC cũng không thực hiện các chuyến bay.
Việc là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh trong lĩnh vực đã giúp VALC trở thành bạn hàng lớn của các hãng hàng không Việt. Đồng thời, ông chủ lớn nhất tại đây cũng chính là hãng hàng không Vietnam Airlines.
Bên cạnh việc cho thuê, công ty này còn có hoạt động bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng cho máy bay.
Theo tìm hiểu, VALC được phê duyệt thành lập vào tháng 9/2007 với số vốn điều lệ 640 tỷ đồng. Doanh nghiệp ra đời trên cơ sở góp vốn của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn trong nước như Vietnam Airlines (30%); BIDV (20%); PVN (17%); Vinashin (11%); Tổng công ty Phong Phú (8%) và 14% còn lại dành cho cổ đông phổ thông.
Hiện nay, các cổ đông chính của VALC gồm Vietnam Airlines, BIDV, PVComBank và BRG Group.
Hồi đầu năm, VALC nhận được sự chú ý khi bán đấu giá một tàu bay ATR 72-500 số hiệu sản xuất 925 (MSN 925) với giá khởi điểm 136,6 tỷ đồng.
Vào năm 2016 trước đó, công ty này cũng thông báo đấu giá 5 máy bay ATR 72-500, trong đó chiếc ATR 72-500 MSN 925 được bán đấu giá khởi điểm 215 tỷ đồng.
Đến năm 2018, chiếc tàu bay trên cùng 2 chiếc ATR 72-500 khác tiếp tục được mang ra đấu giá với mức khởi điểm 189 tỷ đồng (tương đương 8,3 triệu USD). Tuy nhiên đến nay, sau 8 lần đấu giá, VALC vẫn chưa bán được chiếc tàu bay ATR 72-500 MSN 925.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vietnam Airlines lỗ sau kiểm toán năm thứ 3, nguy cơ bị hủy niêm yết
Sau nhiều lần trì hoãn, Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng.
'Gà đẻ trứng vàng' Skypec của Vietnam Airlines kinh doanh ra sao?
Trong năm 2022, Skypec thu trung bình 90 tỷ đồng/ngày và lãi trước thuế hơn 281 tỷ đồng trong cả năm.
Nhận ‘quà’ từ Qantas khiến Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 1.700 tỷ đồng
Việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Pacific Airlines do Qantas tặng cổ phần khiến Vietnam Airlines ghi nhận thêm khoản lỗ 1.749 tỷ đồng - được ghi nhận tại khoản mục Lỗ lũy kế.