Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Công trình xanh’ góp phần thay đổi diện mạo phía đông TP.HCM

Định hướng xây dựng công trình xanh, thân thiện môi trường nhằm tạo lập cuộc sống bền vững là một trong những mục tiêu quy hoạch thành phố sáng tạo phía đông.

Phía đông vốn được xem là một trong những “vùng trũng” của TP.HCM vì địa hình thấp và hệ thống sông ngòi, đất trồng trọt nhiều. Tuy nhiên, thay vì san phẳng để xây dựng cao ốc, thành lập thành phố mới Thủ Đức, TP.HCM đang triển khai quy hoạch toàn diện theo hướng phát triển bền vững , đi kèm hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại. Trong đó, ngoài phương diện tài chính - công nghệ cao, việc mở rộng mảng xanh đang được các nhà quy hoạch quan tâm.

Khu đô thị sáng tạo phía đông hướng tới không gian sống xanh

Chính quyền đề xuất sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức để lập thành phố sáng tạo trực thuộc TP.HCM (được đề xuất gọi tên là TP Thủ Đức). Theo ước tính, thành phố phía đông có diện tích tự nhiên hơn 211,5 km2, với dân số hơn 1,1 triệu người.

Đây sẽ là đô thị chức năng tập trung phát triển 3 lĩnh vực: Tài chính, giáo dục, và công nghệ cao. Ngoài ra, một định hướng quan trọng trong đề án là quy hoạch xanh. Theo đó, diện tích cây xanh, các công trình và đô thị sinh thái được quan tâm đặc biệt.

EZ Land anh 1

Các công trình xanh được quan tâm đặc biệt trong đề xuất quy hoạch thành phố sáng tạo phía đông TP.HCM.

Điều này góp phần khắc phục những điểm yếu tồn tại từ lâu tại TP.HCM như thiếu công viên, cây xanh, quá tải hạ tầng. Theo quy hoạch, TP.HCM phấn đấu đạt 6-7 m2 cây xanh/người, nhưng hiện tỷ lệ này là 0,55 m2 cây xanh/người. Tổng diện tích cây xanh của thành phố chỉ đạt 8% so với quy hoạch. Việc thiếu mảnh xanh đô thị dẫn đến một số hậu quả như ngập nước, ô nhiễm nguồn nước.

Trong khi đó, nhận thức của người dân, đặc biệt là thế hệ Millennials hướng đến nhu cầu “sống xanh” - sống bền vững và thân thiện với môi trường ngày càng phổ biến. Tại những đô thị lớn như TP.HCM, các cộng đồng dân cư văn minh hình thành ngày càng nhiều, có ý thức về bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững cho xã hội.

Ngoài ra, tiêu chuẩn sống ngày càng được nâng cao nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Theo World Bank, tỷ lệ tầng lớp trung lưu của Việt Nam chiếm 13% tổng dân số và đang tăng nhanh. Dự báo tầng lớp này chiếm 26% tổng dân số vào năm 2026. Trong 15 năm tới, 50 triệu người Việt Nam sẽ sống ở thành thị.

Việc nâng cao đời sống, sự phổ biến của lối sống xanh, thân thiện với môi trường đòi hỏi những sự thay đổi lớn trên thị trường bất động sản. Trước kia, người mua nhà chủ yếu quan tâm đến vị trí dự án và tiện ích thuận tiện. Ngày nay, trong xu thế hội nhập với thế giới, phân khúc khách hàng trẻ dần thay đổi lối sống, hướng đến những sản phẩm bất động sản bền vững và thân thiện với môi trường.

Công trình xanh thúc đẩy phát triển cộng đồng

Nắm bắt được xu thế mới, các nhà phát triển bất động sản đang dần thay đổi tư duy nhằm tạo ra những công trình không chỉ đáp ứng về thiết kế và công năng, mà còn đảm bảo không gây hại môi trường, bảo vệ sức khoẻ người sử dụng.

Trên thị trường bất động sản TP.HCM, EZLand là một trong những nhà phát triển được chú ý với tầm nhìn tiệm cận mục tiêu bất động sản bền vững khi xây dựng các công trình xanh, thân thiện với môi trường. Các dự án căn hộ tại quận 9 của EZLand theo đuổi mục tiêu bất động sản bền vững, đáp ứng tiêu chí của công trình xanh.

EZ Land anh 2

Dự án căn hộ tại quận 9 của EZLand theo đuổi mục tiêu bất động sản bền vững, đáp ứng tiêu chí của công trình xanh.

CEO EZLand - ông Olivier Đỗ Ngọc Dũng - từng chia sẻ về xu hướng “không gian sống xanh” của người trẻ hiện nay. Theo ông, sống xanh không đơn giản là trồng cây cảnh để trang trí không gian sống mà còn phải xét trên khía cạnh tổng quát hơn.

Cụ thể, những giải pháp xanh của EZLand thể hiện từ thiết kế thân thiện môi trường; dùng vật liệu ít năng lượng hàm chứa đến cách thức xây dựng dự án; hay nguồn năng lượng dự án sử dụng nhằm giảm thiểu mức phát thải khí CO2, tối ưu nguồn năng lượng tự nhiên... Những giải pháp này mang lại lợi ích trực tiếp cũng như lâu dài đến cộng đồng dân cư và môi trường. Ví dụ, một thiết kế hợp lý sẽ giúp các căn hộ tận dụng ánh sáng và gió trời, từ đó tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Bằng những nỗ lực trên, EZLand không đơn thuần tạo ra các dự án nhà ở xanh theo chuẩn EDGE (World Bank Group) mà còn định hướng thúc đẩy phát triển cộng đồng theo chiến lược phát triển dựa trên nền tảng ESG (Environment - Social - Governance). Qua đó, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là đóng góp chung vào sự đổi mới kinh tế - giáo dục - xã hội thông qua việc đáp ứng nhu cầu nhà ở chất lượng với mức giá hợp lý, tạo điều kiện cho khách hàng trẻ an cư lập nghiệp và khuyến khích lối sống xanh.

Hướng đi này của EZLand cho thấy chiến lược dài hạn với tầm nhìn, nhận định đúng đắn về thị trường cũng như định hướng quy hoạch xanh của thành phố. Đây là kim chỉ nam để EZLand, với tâm thế là nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, tận tâm hướng tới cộng đồng, xác định mục tiêu kinh doanh và góp phần phát triển xã hội trong tương lai.

Tây Hồ - Hà Mỹ Giang

Bạn có thể quan tâm