Manifestation (biểu lộ) là một trong những công cụ chính được những người say mê sự tích cực sử dụng. Theo Luật Hấp dẫn, manifestation được định nghĩa là “thứ gì đó được đặt vào thực tại của bạn thông qua ý nghĩ, cảm nghĩ và niềm tin”. Nó có thể được thực hiện thông qua việc thiền, hình dung, hoặc sử dụng ý thức và tiềm thức của bạn.
Những người thực hành manifestation cho rằng nếu bạn không ngừng có những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ thu hút sự tiêu cực về phía mình. Điều đó có nghĩa bạn thu hút chính xác những gì dành cho bạn. Nếu bạn tích cực và hình dung được thứ mà bạn muốn, điều đó sẽ đến với bạn.
Mọi người được khuyến khích tập trung vào thứ họ mong muốn, loại bỏ tất cả những người độc hại sẽ xuất hiện trên hành trình đó và phải thật kiên nhẫn. Trong lúc bạn chờ đợi điều đó được biểu lộ, bạn có thể tiếp tục sống bình thường, chẳng có điều gì cụ thể bạn cần phải làm để biến điều đó thành hiện thực.
Nghe có vẻ đơn giản đúng không nào?
Lời khuyên này mâu thuẫn trực tiếp với hầu hết nghiên cứu tâm lý học về động lực và việc đạt được mục tiêu. Không có kế hoạch nào cho những trở ngại có thể xảy đến, không có đánh giá về khả năng của cá nhân và không có kế hoạch hành động . Điều đó cũng ngụ ý rằng những điều tồi tệ thường chỉ xảy ra với những người mong muốn, tưởng tượng và manifest những điều tồi tệ đó.
Những người này thường rung động ở “tần số thấp” và mang đến nguồn năng lượng xấu cho thế giới. Nhưng chắc chắn chúng ta có bằng chứng cho thấy điều này không đúng. Điều tồi tệ xảy đến với những người tốt hàng ngày.
Vấn đề xuất hiện khi chúng ta không cân nhắc những sự hạn chế của bản thân, những tác động mang tính toàn thể, những thử thách có thể xảy ra và một kế hoạch hành động phù hợp. Thật dễ để theo sát công thức manifestation đơn giản này và đổ lỗi cho mỗi cá nhân nếu họ không thể biến điều đó thành hiện thực. Không có được chiếc xe bạn muốn? Hẳn là bạn đã quá tiêu cực rồi? Hãy thử lần nữa đi.
Manifestation có một vài nguyên liệu thiết yếu không hẳn là độc hại hay gây bất lợi gì. Để có được điều chúng ta muốn, bạn phải biết điều đó là gì và hình dung ra được nó. Chúng ta phải tin rằng đạt được nó là một việc khả thi. Tồn tại sự tác động qua lại giữa trách nhiệm của cộng đồng và trách nhiệm của cá nhân. Chúng ta có thể tích hợp những nhân tố bên ngoài có khả năng làm trở ngại những mục tiêu của bản thân, đồng thời, khuyến khích và truyền cảm hứng cho những người khác nắm quyền kiểm soát và sở hữu cuộc đời chính xác như những gì họ muốn.
Tôi thực sự thích dùng công cụ WOOP của Tiến sĩ Gabriele Oettingen như một phương pháp thay thế cho manifestation truyền thông để giúp bạn lựa chọn. Bắt đầu với những câu hỏi này:
- Bạn đang mong ước điều gì (Wish)
- Bạn muốn nó mang đến kết quả lý tưởng như thế nào? (Outcome)
- Bạn có thể gặp phải trở ngại nào? (Obstacles)
- Bạn có kế hoạch gì để đạt được mục tiêu đó chưa? (Plan)
Bạn có thể sử dụng WOOP để đạt được gần như bất cứ điều gì. Nó cũng giúp bạn nhìn rõ giới hạn tự áp đặt. Nhận thức rõ về các giới hạn đang thực sự là một phần trong cuộc sống của bạn không đồng nghĩa với việc từ bỏ. Nó mang ý nghĩa định hướng bạn đi theo đúng con đường dành riêng cho bạn.