Triều Tiên vẫn là vùng đất bí ẩn với thế giới. Phóng viên AP trong các dịp tới Triều Tiên đã ghi lại hình ảnh công nhân ở khắp đất nước này.
Phóng viên AP qua nhiều lần trải nghiệm ở Triều Tiên đã ghi lại hình ảnh các công nhân ở khắp các khu sản xuất trên đất nước bí ẩn này.
Một phụ nữ làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, vào ngày 31 tháng 7 năm 2014. Nhà máy được đặt theo tên bà của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Nhà máy này là nơi 1.600 công nhân - chủ yếu là phụ nữ - phân loại và xử lý tằm để sản xuất sợi tơ. Mỗi năm, khoảng 200 tấn lụa được xuất xưởng.
Còn đây là nhà máy thuộc sở hữu của Hàn Quốc được đặt tại Khu liên hợp công nghiệp Kaesong, Triều Tiên. Các công nhân đang kiểm tra thành phẩm. Bức ảnh được chụp ngày 19 tháng 12 năm 2013.
Kang Jong Jin, một cựu quân nhân 28 tuổi, làm công việc gắn đế giày tại một nhà máy giày ở Wonsan, Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 22 tháng 6 năm 2016.
Ánh sáng chiếu ra từ lò nung ở Khu liên hợp thép Chollima ở Nampo, Triều Tiên. Ảnh chụp vào ngày 7 tháng 1 năm 2017. Đây là một trong bảy khu sản xuất thép tại Chollima với hơn 8.000 công nhân.
Một công nhân làm việc tại Nhà máy dây điện Bình Nhưỡng ở Bình Nhưỡng. Ảnh chụp ngày 10 tháng 1 năm 2017.
Khu liên hợp thép Chollima ở Nampo được xây dựng bởi công ty Mitsubishi trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Triều Tiên. Nhà máy đã bị phá hủy, sau đó được xây dựng lại trong chiến tranh. Việc sản xuất được nối lại ngay sau hai miền Triều Tiên ngừng chiến năm 1953.
Một nhân viên quét sàn trong sảnh khách sạn trước bức ảnh có chân dung của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung, trái, và Kim Jong Il vào ngày 19 tháng 6 năm 2017, tại Bình Nhưỡng.
Một nhân viên khách sạn đứng tại bàn tiếp tân được trang trí bản đồ thế giới vào ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại Bình Nhưỡng.
Song Un Pyol, quản lý tại cửa hàng bách hóa cao cấp Potonggang ở Bình Nhưỡng đứng trên lối đi bán đồ ăn vặt trong khi được phỏng vấn bởi AP ngày 19 tháng 6 năm 2017.
Công nhân nhà máy hải sản sunchaeo Bong Corp ở Rajin, thuộc đặc khu kinh tế Rason, đang vận chuyển các hộp hải sản ra một chiếc xe tải của Trung Quốc.
Người Triều Tiên dùng bữa tại Ongnyugwan, một nhà hàng mì nổi tiếng ở Bình Nhưỡng, vào ngày 1 tháng 9 năm 2014. Nhà hàng, được xây dựng vào năm 1960, tuyên bố phục vụ 10.000 thực khách mỗi ngày.
Kim Yon Hui (trái) và Yang Pok Yong (phải) chờ phục vụ khách hàng tại cửa hàng bia Taedonggang ở Bình Nhưỡng. Ảnh chụp ngày 7 tháng 5 năm 2016.
Một cảnh sát giao thông đứng chốt tại ngã tư Kim Il tại Bình Nhưỡng hôm 25 tháng 6 năm 2016.
Tài xế xe buýt và người phụ nữ nhìn qua kính chắn gió bị nứt ở Bình Nhưỡng ngày 15 tháng 4 năm 2013.
Các công nhân đang sơn lại mái của một nhà hàng ở trung tâm thành phố Bình Nhưỡng ngày cuối tháng 10/2014.
Nông dân Triều Tiền làm việc trên một cánh đồng lúa ở tỉnh Kangwon, miền đông Triều Tiên ngày 23 tháng 6 năm 2016. Trung tâm của Kangwon là Wonsan là một trong những thành phố được chọn là phát triển thành một điểm đến mùa hè cho người dân địa phương và khách du lịch.
Một nông dân thu hoạch bắp cải để chế biến kim chi. Hình ảnh được chụp tại một trang trại trồng rau Chilgol ở ngoại ô Bình Nhưỡng ngày 24/10/2014.
Còn đây là hình ảnh nông dân đang cày ruộng dọc theo đường cao tốc Bình Nhưỡng-Wonsan ở Sangwon. Hình ảnh được chụp vào ngày 20 tháng 7 năm 2017.
Nếu Hàn Quốc có những thương hiệu ôtô và smartphone nổi tiếng thế giới như Hyundai, Samsung thì Triều Tiên cũng có những thương hiệu riêng của mình như Pyeonghwa, Arirang.
TP.HCM dự kiến thông xe kỹ thuật 32,6 km tuyến chính cao tốc thuộc Vành đai 3 qua Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh vào 30/4/2026 và toàn tuyến tại TP.HCM trước 30/6/2026.
Bách Hóa Xanh cho biết đã thu hồi, ngừng bán giá đỗ của nhà cung cấp Lâm Đạo và kiểm nghiệm lại toàn bộ sản phẩm trong chuỗi khi nhận thông tin chứa hóa chất cấm.