Công nhân lắp ráp iPhone sống khổ cỡ nào?
Những hình ảnh vừa được trang Business Insider giới thiệu đã phần nào hé lộ về cuộc sống không mấy dễ chịu của các công nhân trong một số nhà máy lắp ráp sản phẩm Apple tại Trung Quốc.
Tổ chức China Labor Watch (CLW) vừa công bố một báo cáo chi tiết và một đoạn video về các điều kiện sống, làm việc bên trong một số nhà máy gia công sản phẩm cho hãng công nghệ Apple tại Trung Quốc. Đây là nơi ra đời của những sản phẩm đình đám của “quả táo”, như điện thoại iPhone, máy tính iMac, chiếc iPhone giá rẻ sắp được tung ra với tên gọi iPhone 5C.
Trang Business Insider cho biết, ngay khi báo cáo của CLW được công bố, Apple ngày 29/7 tuyên bố một lần nữa sẽ kiểm tra lại điều kiện làm việc tại các nhà máy của hãng ở Trung Quốc. Theo báo cáo của CLW, công nhân lắp ráp iPhone được cho là phải ngủ trong những ký túc xá chật chội, với 12 người “nhồi” vào một phòng.
Trong bức ảnh, xô chậu được sử dụng làm phương tiện để giặt giũ, rửa ráy. |
Các công nhân này đều phải trả phí cho công ty tuyển dụng để được nhận vào làm việc. |
Nhà tắm trong ký túc xá của công nhân chỉ có 4-5 vòi nước cho hàng trăm người. Vì thế, họ đã “trưng dụng” garage này để làm nơi để tắm. |
Lương của công nhân làm việc trong các nhà máy này là 1,5 USD/giờ. |
Nhà vệ sinh trong nhà máy. |
Do không được đào tạo kỹ lưỡng, nên theo CLW, các công nhân không biết họ phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại. |
Theo CLW, những công nhân này thường xuyên phải làm việc 66 giờ mỗi tuần. |
Mỗi ca làm việc của những công nhân này hàng ngày kéo dài 11 tiếng đồng hồ hoặc hơn. Nếu làm ngoài giờ, họ không được trả thêm tiền, CLW cho biết. |
Mỗi ca làm việc, một số công nhân phải lắp ráp 600 vỏ iPad. |
Họ làm việc 6 ngày mỗi tuần. |
Đây là quy định ở nơi làm việc, trong đó có điều khoản cấm công nhân xăm trổ và nhuộm tóc. Những người thấp, trên 35 tuổi, hoặc thuộc một số dân tộc thiểu số nhất định cũng không được nhận vào làm ở đây. |
Theo CLW, điều kiện làm việc trong các nhà máy này của Apple là không tuân thủ các quy định pháp luật của Trung Quốc. |
Những nữ công nhân mang bầu không được nghỉ thai sản. |
Theo VnEconomy