Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà máy sản xuất iPad ở Trung Quốc phạm nhiều luật

Một cuộc tổng kiểm tra các nhà máy của Apple trên lãnh thổ Trung Quốc đã xác nhận tình trạng công nhân bị ép làm thêm quá nhiều mà không được trả tiền công, cũng như lãnh đạo công ty can thiệp quá sâu vào công đoàn.

Nhà máy sản xuất iPad ở Trung Quốc phạm nhiều luật

Một cuộc tổng kiểm tra các nhà máy của Apple trên lãnh thổ Trung Quốc đã xác nhận tình trạng công nhân bị ép làm thêm quá nhiều mà không được trả tiền công, cũng như lãnh đạo công ty can thiệp quá sâu vào công đoàn.

>>Công nhân Foxconn 'sợ' khi nhắc đến iPhone 4S
>>Hàng loạt công nhân ngộ độc khi lắp ráp iPhone 4
>>'Sự thật về iPad sau lời nói dối của Foxconn'
>>Thâm nhập nhà máy sản xuất iPhone, iPad của Apple

Trong cuộc điều tra công khai chi tiết nhất vào các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc, nơi lắp ráp hàng triệu chiếc iPhone và iPad mỗi năm, Hiệp hội Lao động Công bằng độc lập (FLA) đã phát hiện, hơn một nửa số công nhân phải làm việc ít nhất 11 ngày mà không được trả lương. Hơn 43% số lao động ở các nhà máy bị tai nạn trong quá trình làm việc. Sức khỏe công nhân không được chăm lo, và có sự can thiệp của lãnh đạo công ty vào tổ chức công đoàn.

Công nhân làm việc tại nhà máy của Apple tại Trung Quốc.

Foxconn là tập đoàn tư nhân sử dụng lao động lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, những vi phạm về an toàn và sức khỏe người lao động đã được phát hiện ở tất cả các nhà máy của Foxconn. Theo đó, những lỗi phổ biến là thiếu lối thoát hiểm hoặc lối thoát hiểm bị chặn, không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cá nhân, thiếu giấy phép.

Bản báo cáo còn cho biết thêm, mặc dù các vụ tự tử đang có dấu hiệu tăng lên trong hai năm trở lại đây và một vụ nổ cướp đi sinh mạng của 3 công nhân hồi năm ngoái, Foxconn vẫn thất bại trong việc tìm giải pháp để người lao động an toàn hơn. Họ cũng chưa làm việc thật nghiêm túc với cơ quan công đoàn bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Không những vậy, ban lãnh đạo nhà máy còn thực hiện các biện pháp can thiệp và chi phối đối với lãnh đạo công đoàn, điều khiến công nhân cảm thấy “xa lạ” và thiếu tự tin với các thiết bị bảo hộ và cả lãnh đạo công đoàn, người đại diện quyền lợi cho bản thân họ.

Bản báo cáo cũng cho biết, chỉ trong tháng 12 năm ngoái, 46% số lao động đã phải làm việc tới 70 giờ/tuần, bất chấp quy định tối đa là 49 giờ của luật lao động Trung Quốc. Số giờ trung bình mà các công nhân phải làm trong khoảng giữa tháng 11 năm ngoái tới tháng giêng năm nay là 61 giờ/tuần. Các công nhân cũng không được nghỉ 1 ngày trên tuần theo quy định.

Biểu tình ủng hộ lao động làm việc tại các nhà máy của Foxconn trước trụ sở Apple.

Trên thực tế, doanh thu của Foxconn được đẩy lên cao là nhờ ép công nhân làm thêm giờ. Tuy nhiên, công nhân thường bị từ chối trả thêm cho thời gian làm thêm. Thời gian làm thêm chỉ được trả tiền từ phút thứ 30 nên 29 phút trước đó, người lao động phải làm việc mà không được nhận tiền lương. Báo cáo cho biết, Foxconn và Apple đã đồng ý bồi thường cho những công nhân làm thêm đồng thời giảm thời gian được tính tiền xuống 15 phút.

Dù vậy, khoảng 2/3 số công nhân cho biết, tiền lương họ nhận được không đủ chi trả những nhu cầu cơ bản của bản thân. Điều đó buộc FLA phải tiến hành nghiên cứu chi phí sinh hoạt của người lao động ở Thâm Quyến và Thành Đô.

Việc sử dụng sinh viên thực tập, những người muốn có kinh nghiệm chuyên môn thực tế làm việc mà không phải trả công hoặc trả công ít cũng được sử dụng. Theo số liệu được thống kê trong năm ngoái, tháng Tám là thời gian đỉnh điểm về số lượng công nhân là học sinh, sinh viên làm việc trong hệ thống Foxconn, chiếm tới 5,7% tổng số công nhân của công ty.

Trong khi Apple liên tục ra mắt những sản phẩm mới với số máy bán ra liên tiếp phá các kỉ lục, dư luận trên toàn thế giới cũng dành không ít sự quan tâm tới những công nhân chế tạo ra sản phẩm đặc biệt đó. Khi phát hiện những bê bối, nó đã thúc đẩy hàng loạt tờ báo lớn và uy tín trên thế giới vào cuộc điều tra và phanh phui sự thật. Nó đã khiến Foxconn phải thay đổi nhiều trong các dùng người, theo xu hướng có lợi cho lao động nghèo Trung Quốc.

Trịnh Duy

Theo infonet.vn

Trịnh Duy

Theo infonet.vn

Bạn có thể quan tâm