Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công nghệ TV đã tiến hoá như thế nào?

Từ TV đen trắng kích thước lớn của thập niên 80-90 đến những chiếc TV OLED siêu mỏng ngày nay là một chặng đường dài phát triển của công nghệ hiển thị.

Truyền hình (television) được Constantin Perskyi phát minh từ những năm đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, phải mất vài chục năm sau đó, sự phát triển của công nghệ mới giúp biến ý tưởng này thành hiện thực.

Việc tạo ra những ống tia CRT cho đến những chiếc máy chiếu của Jhon Braid vào những năm 1920-1926 góp phần thúc đẩy sự ra đời của chiếc TV thương mại đầu tiên vào năm 1939. Lúc này, TV chỉ là những thiết bị phát hình đen trắng.

Nhiều thập kỷ sau đó, TV được biết đến như một thiết bị có ăng-ten, bốn chân và đặt ở vị trí riêng trong phòng khách hoặc phòng ngủ. Hình ảnh hiển thị có thể đen trắng hoặc nhiều màu sắc, nhưng kiểu dáng cồng kềnh không thay đổi do rào cản công nghệ và chi phí sản xuất cao.

Đến cuối thập niên 90, những mẫu TV to và dày đã dần biến mất khỏi phòng khách của nhiều gia đình, nhường chỗ cho các mẫu TV Plasma. TV Plasma lần đầu trình làng vào năm 1997, mang đến thiết kế mỏng hơn, độ tương phản và tốc độ quét hình cao hơn.

Nhưng công nghệ này chỉ tồn tại trên thị trường được gần 10 năm - đến khi các ông lớn như LG, Samsung, Panasonic chạy theo xu thế phát triển TV LCD. Giá TV LCD được đẩy xuống thấp để tiếp cận số đông người dùng.

Đến năm 2007, TV LCD chính thức vượt qua CRT về độ phổ biến trên toàn cầu. Phòng khách của nhiều gia đình trở nên rộng rãi hơn nhờ những chiếc TV LCD mỏng. Những năm sau đó, các đại gia tiếp tục đổ tiền vào các xu hướng mới như TV 3D, TV LED... nhưng độ mỏng của TV vẫn không có nhiều cải tiến.

Khoảng cách từ sau màn hình đến bức tường vẫn còn đáng kể. Khi kết hợp với loa và các thiết bị ngoại vi khác, TV trong giai đoạn này vẫn chưa mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.

Khi công nghệ LED và LCD đến mức tới hạn, không thể mỏng hơn và linh hoạt hơn trong thiết kế, cũng là lúc công nghệ OLED ra đời và làm thay đổi định nghĩa TV.

cong nghe TV tien hoa nhu the nao anh 1
TV OLED là lựa chọn của nhiều gia đình Việt hiện nay. 

Chiếc TV OLED lần đầu xuất hiện vào năm 2013. Đến năm 2016, TV OLED đã phổ biến hơn nhờ mức giá ngày càng tốt. TV OLED giải được bài toán tăng độ mỏng, giảm tiêu hao điện năng và nâng cao chất lượng hiển thị.

Hiện LG đang trong top đầu về việc phát triển TV OLED. Trên những model mới nhất, hãng điện tử Hàn Quốc trang bị Pixel Dimming (công nghệ điểm ảnh mờ). Mỗi điểm ảnh có thể tự phát sáng độc lập mà không cần đèn nền, nên màn hình đạt được màu đen tuyệt đối, tăng cường chiều sâu của màu sắc, giúp trải nghiệm thị giác tốt hơn.

Bên cạnh đó, công nghệ OLED cũng mang đến góc nhìn rộng, giúp người dùng có thể thưởng thức phim tại nhiều vị trí trong căn phòng với chất lượng hình ảnh tương đương.

Nhờ công nghệ OLED, TV giờ đây có thể mỏng hơn cả một số dòng điện thoại, dễ dàng dán lên tường như một chiếc gương hay cuộn lại như một tờ giấy. TV OLED mang đến thêm nhiều khoảng trống cho phòng khách, phù hợp với cả những gia đình có không gian sinh hoạt nhỏ.

Việc hạn chế các kết nối có dây rườm rà và các dải loa (soundbar) ngày càng thanh mảnh cũng giúp thu gọn kích thuớc tổng thể của dàn thiết bị nghe nhìn. Phòng khách của nhiều gia đình có thêm nhiều không gian và đạt thẩm mỹ cao.

Hiện các mẫu Smart TV OLED của LG hỗ trợ cả Dolby Vision và HDR 10 - hai tiêu chuẩn hình ảnh mới nhất để xem phim HDR. Đây là ưu thế rất lớn của LG trước các đối thủ cạnh tranh, vốn chỉ hỗ trợ HDR 10. Để hỗ trợ được chuẩn Dolby Vision, TV phải có phần cứng độc quyền của Dolby.

Về mặt kỹ thuật, cả hai định dạng sử dụng nhiều nền tảng tương tự nhau, bao gồm siêu dữ liệu (metadata) cho TV thấy cách hình ảnh sẽ được trình chiếu trên màn hình. Trong khi Dolby Vision là “động” và có khả năng thay đổi trên từng cảnh hay từng khung ảnh cơ sở, siêu dữ liệu trên HDR 10 là tĩnh, vì vậy thay đổi chỉ có thể áp dụng một lần để trên từng phần nội dung.

Lấy ví dụ đơn giản, với một bộ phim 2 tiếng, nội dung HDR theo chuẩn HDR 10 chỉ được tinh chỉnh một lần. Còn Dolby Vision được tinh chỉnh linh hoạt đến 172.800 lần. Màu sắc và độ tương phản được thay đổi tuỳ vào các cảnh trong phim và diễn ra trong từng giây.

Việc hỗ trợ cả chuẩn xem phim HDR giúp TV của LG tương thích với tất cả các nguồn phát khác nhau như Netflix, Amazon, Hulu, Youtube…

Giang Thư Quân

Bạn có thể quan tâm