Công nghệ này có thể sạc 50% pin trong 2 phút. Ảnh: Andy Boxall / Digital Trends. |
Hôm 14/8, hãng smartphone Trung Quốc Realme đã ra mắt công nghệ sạc nhanh mang tên "SuperSonic Charge" với công suất lên tới 320W - loại sạc nhanh đầu tiên trên thế giới có công suất trên 300 W.
Đây là một con số rất ấn tượng, vượt xa tốc độ sạc một số hãng Trung Quốc khác. Cụ thể, OnePlus 12 cần gần 30 phút để sạc đầy, hay Xiaomi 13 Pro mất khoảng 20 phút với công nghệ sạc 120W.
Nếu khoogn cần sạc đầy, thông số của hãng cho biết bộ sạc giúp điện thoại đạt được 26% pin chỉ sau 1 phút và 50% pin sau 2 phút. Đây là kết quả từ phòng thí nghiệm của Realme và có thể chênh lệch đôi chút tùy thuộc vào dung lượng pin và nguồn điện tại từng khu vực.
Một trong những yếu tố quan trọng của SuperSonic Charge là loại pin “gấp” đặc biệt, được cho là lần đầu xuất hiện trên thế giới.
Cục sạc 320w mới có tên Pocket Cannon. Ảnh: Realme. |
Trong một video trên YouTube, Realme đã giải thích rõ công nghệ được áp dụng với loại sạc siêu tốc này. Cụ thể, hãng sử dụng một dạng pin gập lấy cảm hứng từ các tấm pin mặt trời trên vệ tinh nhân tạo, khi 4 cell pin có thể gập lại để tạo ra cấu trúc chỉ dày khoảng 3mm. Ý tưởng là những cell pin này sau đó có thể được sạc đồng thời.
Ngoài ra, Realme còn giới thiệu bộ sạc 320w mới có tên "Pocket Cannon". Cục sạc sẽ cung cấp 2 cổng USB-C và hỗ trợ nhiều chuẩn sạc khác nhau như Power Delivery, SuperVOOC và đặc biệt là UFCS (Universal Fast Charging Specification).
Đây là chuẩn sạc nhanh chung được nhiều nhà sản xuất Trung Quốc áp dụng từ năm 2022, và Realme cho biết chính UFCS đã giúp đạt hãng được công suất sạc 320W.
Sắp tới, có thể Realme cũng sẽ ra mắt chiếc smartphone được trang bị loại pin đặc biệt "chịu" được công suất sạc siêu nhanh này.
Bài học từ sự thất bại của Nokia và nhiều thương hiệu lớn.
Thật khó để các chủ doanh nghiệp tưởng tượng mọi thứ có thể bất chợt lật nhào như những gì đã diễn ra với Nokia. Cuốn sách Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại giúp độc giả trả lời những câu hỏi như: Phải chăng những mầm mống của thất bại lúc nào cũng hiện hữu trong những thành công lâu bền? Tại sao các công ty lại thất bại ngay cả khi họ đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, kinh nghiệm được đúc kết từ rất nhiều bài học của các doanh nghiệp thành công?