David Griffin, một nhà khoa học của CSIRO, cho biết, vệ tinh của Mỹ và châu Âu liên tục giám sát đại dương để đo mực nước biển, BBC đưa tin.
"Chúng tôi sử dụng hình ảnh nhiệt để nghiên cứu hướng di chuyển của các dòng hải lưu dưới đáy đại dương”, ông nói.
Bản đồ đáy vùng biển mà các phương tiện tìm máy bay Malaysia mất tích ở phía nam Ấn Độ Dương. Đồ họa: Hồng Duy |
Theo Griffin, nếu các đội tìm kiếm phát hiện mảnh vỡ MH370, việc xác định vị trí máy bay lao xuống sẽ dễ dàng hơn so với phương pháp dựa vào các dòng hải lưu. Tuy nhiên, những dòng chảy ngầm đa chiều khiến các phương tiện khó phát hiện mảnh vỡ của máy bay Boeing 777 mất tích.
Simon Boxall, một nhà hải dương học người Anh, khẳng định các tín hiệu có thể giúp lực lượng quốc tế thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
“Nếu một mảnh vỡ lộ diện, phạm vi tìm kiếm sẽ giảm từ 85.000 dặm vuông xuống 10 dặm vuông”, Baxall giải thích.
Các đội cũng lên kế hoạch thả phao Sono nhằm xác định vị trí hộp đen. Họ muốn thả phao xuống vùng biển có diện tích 250 km2 và gần vị trí tàu Trung Quốc phát hiện tín hiệu âm thanh. Tuy nhiên, Gerry Soejatman, một chuyên gia phân tích hàng không độc lập, cho biết, quá trình lập bản đồ khu vực đáy biển có diện tích một km2 vuông bằng thiết bị dò sonar phải diễn ra trong một tháng hoặc nhiều hơn.
Thiết bị lập bản đồ đáy biển tối tân nhất của các đội tìm kiếm là robot lặn Bluefin-21. Tuy nhiên, nó chỉ hoạt động hiệu quả ở độ sâu tối đa 4.500 m. Nếu mảnh vỡ nằm ở những vùng sâu hơn, người ta sẽ phải dùng tàu ngầm không người lái mini Remus và Remora, những phương tiện từng tham gia tìm kiếm hộp đen máy bay Air France của Pháp.