Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ đang rẽ lối sang hướng triển vọng hơn, nhờ bước đi của những doanh nghiệp dám đầu tư và có tầm nhìn mới để thay đổi rào cản cũ.
Nâng tầm thị trường truyền thống
Đầu tháng 10, khi VinShop - ứng dụng công nghệ giúp kết nối cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới chủ cửa hàng tạp hóa - xuất hiện, thị trường bán lẻ mở ra một một hướng đi khác.
Mới đây, thị trường chứng kiến cú bắt tay mới giữa VinShop và Techcombank để triển khai dịch vụ ứng vốn. Chủ cửa hàng tạp hóa không cần ra ngân hàng mà có thể dùng ứng dụng VinShop để đăng ký khoản ứng vốn nhập hàng tới 70 triệu đồng, được phê duyệt nhanh chóng, miễn lãi đến 40 ngày.
VinShop được kỳ vọng nâng tầm thị trường bán lẻ truyền thống bằng giải pháp công nghệ. |
Theo dõi bước đi VinShop từ những ngày đầu, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nhận định chuỗi nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường bán lẻ đang dần được lấp đầy. Cụ thể, việc kết nối với VinShop giúp các tiệm tạp hóa có nguồn hàng trực tiếp phong phú, tối ưu giá từ nhà sản xuất. Trong khi đó, tính năng ứng vốn giúp đáp ứng nhu cầu dòng tiền. Bởi với nhiều tiệm bán hàng nhỏ, việc huy động hàng chục triệu đồng để trả tiền hàng, đặc biệt là thời gian cao điểm đợt Tết, không dễ dàng.
Không chỉ có nhà bán lẻ, người dùng cũng hưởng lợi khi được đáp ứng nhu cầu hàng hóa với giá tốt và đảm bảo chất lượng, đặc biệt trong dịp gần Tết.
"Từ nhà bán lẻ tới doanh nghiệp và người dùng đều được hưởng lợi nhờ mô hình VinShop, đặc biệt với sự hợp tác cùng VinID và bây giờ là Techcombank. Hệ thống tạp hóa nói riêng và kênh bán hàng truyền thống đang được nâng lên tầm cao mới khi ứng dụng công nghệ", vị chuyên gia kinh tế nói.
Lâu nay, những cửa hàng tạp hóa được lòng người dùng bởi sự gần gũi, tiện lợi. Thế nhưng, khâu nhập hàng của mô hình tạp hoá phải đi qua nhiều trung gian gây tăng chi phí, giảm lợi nhuận, khó quản lý hàng tồn kho... khiến cả nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người dùng đều chịu thiệt.
VinShop ra đời giải quyết những rào cản này với sự kết nối trực tiếp từ nhà sản xuất tới chủ tạp hóa. Cú bắt tay giữa VinShop với VinID mở ra cơ hội tiếp cận gần 10 triệu khách hàng với nhà bán lẻ và cả nhà sản xuất. Đó là lý do chỉ trong gần 2 tháng, có tới gần 40.000 tiệm tạp hóa tham gia kết nối với mô hình B2B2C (business to business to customer).
Kỳ vọng tạo bước ngoặt lớn
Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng thu nhập người dân đang tăng lên nhanh chóng, kéo theo việc mua bán cũng đòi hỏi hiện đại hơn. Điều đó đồng nghĩa hàng hóa phải rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn, chất lượng và thanh toán tiện lợi... Trong bối cảnh đó, hệ thống siêu thị chỉ có thể đáp ứng phần nào; độ che phủ thị trường của mô hình này hiện tại còn thấp, khó đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân.
Mặt khác, những tiệm tạp hóa với sức sống cả trăm năm đã ăn sâu vào thói quen của người dùng. "Vì sao cố phải thay đổi thói quen của khách hàng trong khi vẫn trải nghiệm mua bán ấy, ta có thể cải thiện tốt hơn nhiều như cách VinShop đang làm?", vị chuyên gia kinh tế lên tiếng.
VinShop nỗ lực nâng cấp trải nghiệm mua sắm nhưng không làm thay đổi thói quen của người dùng. |
Đồng quan điểm, chuyên gia thương hiệu Ngô Đức Hải - Giám đốc mảng chiến lược - thị trường Công ty Funzilla Việt Nam - nhận định việc đem đến cú hích cho thị trường bán lẻ truyền thống là điều không phải bây giờ mới đề cập. Thế nhưng trong nhiều năm, hầu như chưa có người đủ sáng tạo, tiềm lực để giải được bài toán thị trường, bởi hệ thống tiệm tạp hóa khổng lồ nhưng nhỏ lẻ, trải rộng cả nước.
Theo chuyên gia ngành bán lẻ Vũ Vinh Phú, sự phát triển của VinShop nói riêng và thị trường bán lẻ là rộng mở. Ông dự đoán VinShop có thể phủ kín thị trường lên tới 1,5 triệu tiệm tạp hóa hiện tại. "Thị trường bán lẻ đang có cơ hội lớn để bứt phá, xuất phát từ những cú bắt tay lớn", chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh lại nhắc tới một câu chuyện lớn hơn từ cảm hứng VinShop. Theo ông, quy mô thị trường bán lẻ rất lớn, lên tới 180 tỷ USD. Nếu tạo được bước chuyển mình, sức ảnh hưởng sẽ trải rộng tới hàng loạt doanh nghiệp các ngành nghề khác, rộng hơn là cả nền kinh tế.
"Khi chúng ta tạo được thói quen công nghệ trong ngành bán lẻ, những ngành khác cũng phải thay đổi. Việc ấy không phải là chạy theo phong trào mà là cuộc đua tích cực, vừa tiết kiệm nguồn lực vừa thúc đẩy thị trường sôi động hơn", chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nói.
Bình luận