Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công an vào cuộc vụ 3 clip nữ sinh bị đánh hội đồng ở Thanh Hóa

Công an TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang vào cuộc để xác minh sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng tại 3 clip xuất hiện trên mạng xã hội.

Ngày 1/3, ông Nguyễn Văn Tĩnh - Hiệu trưởng trường THCS Quảng Đại (TP Sầm Sơn) cho biết cơ quan công an thành phố đang tiếp tục xác minh, làm rõ vụ việc em T.T.Y.N., học sinh lớp 6B, Trường THCS Quảng Đại bị nhóm bạn đánh hội đồng. Phía nhà trường đã đến thăm hỏi, động viên em N. và gia đình. Hiện nhà trường đang chờ kết quả xác minh để có phương án xử lý đối với những học sinh có vi phạm.

Quá trình xác minh ban đầu, cơ quan chức năng xác định, nhóm học sinh tham gia đánh nữ sinh N. gồm: L.T.N.Q. (lớp 6A), L.T.K.Ng. (lớp 7A), đều học tại trường THCS Quảng Hùng; Đ.T.T.Th., (lớp 6) và N.T.V.A. (lớp 8), đều học tại trường THCS Quảng Hải, thành phố Sầm Sơn; C.T.Y.N. (đã bỏ học).

nu sinh bi danh anh 1

Nữ sinh bị túm tóc, đánh hội đồng.

Anh S. (bố nữ sinh bị đánh cho biết): Gần một tuần trước khi các đoạn clip được phát tán lên mạng xã hội, vợ chồng tôi nghe con gái bảo đi đá bóng bị ngã, trong người mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể và buồn nôn nên đã đưa con đi Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn để điều trị. Đến tối 25/2, anh S. bất ngờ nhận được thông báo từ người thân về các đoạn clip trên mạng xã hội ghi lại cảnh con gái mình bị một nhóm bạn đánh đập. Hiện gia đình đã đưa N. từ bệnh viện trở về nhà.

Trước đó, báo Tiền Phong đã thông tin 3 clip một nữ sinh bị đánh xuất hiện trên mạng xã hội có nội dung một nữ sinh bị đánh ở 3 địa điểm khác nhau. Dư luận bức xúc trước hành vi của nhóm học sinh liên tục túm tóc, đánh hội đồng, mặc cho nữ sinh bị đánh van xin, gào khóc...

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

https://tienphong.vn/cong-an-vao-cuoc-vu-3-clip-nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-o-thanh-hoa-post1513911.tpo

Hoàng Lam/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm