Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con đường trở thành trùm phát xít của Hitler (kỳ 2)

Thắng lợi trong bầu cử giúp Adolf Hitler hình thành Đế chế thứ Ba và đẩy thế giới vào thời kỳ đau thương nhất trong lịch sử nhân loại.

a
Chỉ trong thời gian ngắn, Hitler đã trở thành thủ tướng Đức, qua đó giúp ông ta hình thành nên Đế chế thứ Ba. Ảnh: Thegreateststory

Củng cố quyền lực

Sau khi giành thắng lợi lớn trong tổng tuyển cử, Hitler nhanh chóng tìm kiếm sự ủng hộ của giới công nghiệp Đức. Hitler tin rằng, những nhà sản xuất sẽ là cánh tay đắc lực phục vụ cho mục đích "điên rồ" của ông ta. Hitler gặp thuận lợi khi giới lãnh đạo công nghiệp và tài chính Đức thiếu hiểu biết về chính trị. Họ rót tiền cho Quốc xã một cách mù quáng với hy vọng Hitler sẽ tạo thuận lợi cho công việc của họ.

Chỉ trong thời gian ngắn, Hitler đã thành công trong việc thuyết phục giới công nghiệp hậu thuẫn cho mình. Bên cạnh đó, ông ta còn thiết lập bộ "chân rết" thân cận gồm những kẻ cuồng tín và tàn bạo. Nhà sử học William L. Shirer, người dày công nghiên cứu về lịch sử Đức quốc xã, tác giả cuốn sách Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba, gọi thân tín của Hitler là "Ngũ hổ tướng quân" gồm, Hermann Goring, Ernst Rohm, Gregor Strasser, Paul Goebbels và Wilhelm Frick.

Sau khi hoàn tất việc củng cố quyền lực trong nội bộ đảng, Hitler tiến thêm một bước mới trên con đường chính trị. Tháng 1/1932, Hitler ra tranh cử tổng thống. Tuy không đắc cử nhưng ông ta đã có bước đột phá cực kỳ quan trọng.

Ngày 30/1/1933, gã trai trẻ không nghề nghiệp mới chỉ đặt chân đến nước Đức 10 năm, giờ đây bước lên vũ đài chính trị với tư cách Thủ tướng Đức. Các nhà sử học gọi tháng 1/1933 là "cột mốc cho sự ra đời của Đế chế thứ Ba".

Sau khi giữ chức vụ thủ tướng, điều đầu tiên mà Hitler nghĩ đến là thanh trừng các đảng phái chính trị khác. Với óc chính trị lão luyện và xảo quyệt, Hitler nhanh chóng thâu tóm các đảng khác dưới lá cờ Quốc xã.

Năm 1934 ghi nhận bước ngoặt cực kỳ quan trọng trên con đường thiết lập quyền lãnh đạo độc tôn của Hitler ở Đức. Ngày 2/8/1934, Tổng thống Paul von Hindenburg trút hơi thở cuối cùng. Trưa cùng ngày, Hitler ra thông báo, hai chức vụ Thủ tướng và Tổng thống gộp chung làm một.

Adolf Hitler nhận chức Lãnh đạo kiêm Tư lệnh tối cao của Đế chế thứ Ba. Gã trai trẻ vô danh 11 năm trước giờ đây đã hoàn tất việc thiết lập chế độ độc tài và trở thành trùm phát xít tàn bạo nhất lịch sử nhân loại.

Thống chế Walther von Brauchitsch, tư lệnh lục quân Đức, từng viết trong hồi ký: "Hitler là định mệnh của nước Đức và định mệnh đó là không thể cưỡng lại".

Con đường trở thành trùm phát xít của Hitler

Từ một gã thanh niên lông bông không nghề nghiệp và địa vị xã hội, Adolf Hitler trở thành lãnh đạo phong trào Quốc xã và trùm phát xít độc đoán nhất lịch sử nhân loại.

Hồi sinh vị thế nước Đức

a
Trong con mắt đa số người dân Đức khi đó, Hitler đã có công trong việc hồi sinh vị thế nước Đức sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ảnh: Wallpapers

Sau khi loại bỏ các đối thủ trong nước, Hitler nhanh chóng chuyển sang các nước bên ngoài. Ở thời điểm Hitler lên nắm quyền, vị thế nước Đức chưa bao giờ tệ đến thế. Đế chế thứ Ba gần như không có quốc gia nào là bạn. Trong bối cảnh bị cô lập, ông ta tiến hành chương trình ngoại giao ranh ma bằng cách gây rối các đối thủ ở châu Âu.

Bằng cách mồi chài các nước khác giải trừ quân bị, Hitler đã khôn khéo đưa nước Đức thoát khỏi cái bóng của Hòa ước Versailles và tiến hành chương trình tái vũ trang quân đội quy mô lớn.

Trong quãng thời gian Hitler tiến hành tái vũ trang quân đội, phe Đồng minh đáng lẽ đã có thể trừng phạt Đức và tiêu diệt Đế chế thứ Ba ngay từ đầu nhưng trùm phát xít đã quá tinh ranh trong việc lựa chọn thời điểm.

Nội bộ phe Đồng minh đang lâm vào tình cảnh chia rẽ bởi những vấn đề trong nước. Do đó, họ để mặc Hitler mà không có hành động cụ thể nào. Sự im lặng của phe Đồng minh đã tạo cơ hội cho Đế chế thứ Ba bứt phá.

Tranh thủ khi phe Đồng minh còn lưỡng lự, Hitler gia tăng quy mô tái vũ trang quân đội với tốc độ chóng mặt. Đến tháng 1/1934, quân số tăng từ 100.000 lên 300.000. Hải quân, Không quân Đức nhận lệnh bí mật tăng cường lực lượng.

Hitler cùng hội đồng lãnh đạo cấp cao triệu tập giới khoa học, các nhà sản xuất công nghiệp phát triển ra những vũ khí hiện đại nhất vào thời đó. Trong vòng vài năm, nền công nghiệp quốc phòng Đức bứt phá chưa từng có, qua đó giúp xây dựng quân đội Đế chế thứ Ba hùng mạnh.

Vì sao Hitler căm thù và muốn tàn sát người Do Thái?

Trùm phát xít Đức Adolf Hitler căm thù người Do Thái vì y cho rằng họ là nguyên nhân khiến nước Đức thất bại trong Thế chiến thứ nhất.

Thiết lập chế độ Quốc xã tàn bạo

a
Thời gian Hitler nắm quyền điều hành nước Đức là giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử người Do Thái cũng như các dân tộc thiểu số khác trên khắp châu Âu. Ảnh: Wikipedia

Trong cuốn sách Cuộc tranh đấu của tôi, trùm phát xít từng viết: "Người Do Thái là mầm mống của tệ mại dâm và mua bán nô lệ da trắng. Họ chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất". Khi nắm quyền lực trong tay, kẻ độc tài bắt đầu tiến hành chương trình thanh trừng sắc tộc.

Hitler cho rằng, người Do Thái là "tầng lớp hạ đẳng", không xứng đáng có địa vị trong xã hội nước Đức. Hitler lùa người Do Thái vào những trại tập trung và đối xữ với họ như nô lệ. Không chỉ thế, dân tộc Slav cùng một số dân tộc thiểu số khác phải chịu chung số phận như người Do Thái.

Tư tưởng bài Do Thái điên cuồng của Hitler được lan truyền qua nhiều người Đức, cuối cùng dẫn đến cuộc tàn sát khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại.

Trong di chúc mà ông ta viết ra vài giờ trước khi tự sát chứa đựng những lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái. Trùm phát xít một lần nữa đổ lỗi cho họ là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến chiến tranh đẫm máu mà gã phát động.

Nạn nhân Đức Quốc xã: 'Chúng tôi bị đối xử tệ hơn súc vật'

"Điều kiện sống trên tàu khủng khiếp tới mức người già và trẻ em không thể sống sót. Chúng tôi đi vệ sinh vào chiếc thùng duy nhất", một nhân chứng sống dưới thời Đức Quốc xã kể.

Đức Hải (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm