Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơn bão giá toàn cầu kéo dài đến bao giờ?

Các dấu hiệu chỉ ra cơn bão lạm phát trên toàn cầu chuẩn bị hạ nhiệt. Giới quan sát cho rằng nếu tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất, nền kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái.

Theo Bloomberg, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từng cho rằng lạm phát - được thúc đẩy bởi tình trạng tắc nghẽn liên quan tới đại dịch - chỉ là tạm thời. Nhưng họ đã thay đổi quan điểm sau khi giá cả liên tục tăng cao với tốc độ kỷ lục.

FED đã nâng lãi suất 2 lần trong năm nay và cho biết sẽ còn tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng cú sốc giá sẽ sớm qua đi, một khi tình trạng tắc nghẽn nguồn cung thuyên giảm và chi phí năng lượng ổn định hơn.

Bao gia anh 1

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương lớn khác trên toàn cầu đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm đối phó với mức lạm phát kỷ lục. Ảnh: Bloomberg.

Rủi ro suy thoái kinh tế

Một số nhà kinh tế cảnh báo rằng các ngân hàng trung ương có thể mắc sai lầm lớn khi tăng lãi suất quá mạnh tay, ngay cả khi sức ép về giá có dấu hiệu đã đạt đỉnh.

FED tuyên bố tốc độ nâng lãi suất sẽ cho phép nền kinh tế "hạ cánh an toàn". Nhưng theo giới quan sát, việc thắt chặt điều kiện tài chính một cách thái quá có thể đẩy các nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Hồi năm 2011, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất rồi nhanh chóng đảo ngược chính sách vào cuối năm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản từng nâng lãi suất vào năm 2006, và cũng phải cắt giảm trở lại trong năm 2008.

Chuỗi cung ứng liên tục bị tắc nghẽn đã thúc đẩy các cửa hàng bán lẻ tích trữ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang ngày càng ngần ngại chi tiêu vì lãi suất tăng cao. Điều đó có thể khiến hàng hóa trở nên dư thừa và giảm giá.

Theo dữ liệu của Bloomberg, đối với những doanh nghiệp thuộc các chỉ số tiêu dùng của S&P, với tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1 tỷ USD, giá trị hàng tồn kho đã tăng 44,8 tỷ USD, tương đương 26%.

Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley cảnh báo rằng nguy cơ dư thừa hàng tồn kho đang gia tăng, nhất là trong những lĩnh vực như hàng tiêu dùng không thiết yếu và đồ công nghệ.

Mức giảm của giá hàng hóa toàn cầu nếu sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm 1 điểm %
Dữ liệu: Bloomberg, Bloomberg Economics
NhãnDầu thô Khí đốt tự nhiên ĐồngQuặng sắtThépĐườngĐậu nànhLúa mì

điểm phần trăm 5.21.21.91.71.11.41.30.5

Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm tốc do các biện pháp chống dịch gắt gao có thể tạo sức ép lên nhu cầu toàn cầu. Đất nước 1,4 tỷ dân là khách hàng lớn của những mặt hàng từ kim loại công nghiệp, nông sản đến năng lượng. Nhu cầu sụt giảm sẽ tác động tới giá.

Theo tính toán của Bloomberg Economics, nếu sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm 1 điểm phần trăm, giá dầu toàn cầu sẽ lao dốc 5 điểm phần trăm.

Kể từ tháng 3, Trung Quốc phong tỏa hàng loạt thành phố lớn nhằm kiểm soát làn sóng dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất trong vòng 2 năm. Đến nay, nước này đã nới lỏng những biện pháp chống dịch gắt gao. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ảnh hưởng kinh tế vẫn còn kéo dài, nhất là khi Bắc Kinh vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược Zero-Covid.

Triển vọng kinh tế và việc làm suy yếu khiến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc ngần ngại chi tiêu, các công ty cẩn trọng hơn trong đầu tư mới và mở rộng.

Trung Quốc là quốc gia mua quặng sắt lớn nhất thế giới. Năm 2020, nước này chiếm tới 40% nhu cầu đồng trên toàn cầu, 30% đối với niken, kẽm và thiếc.

Nguy cơ giảm phát

Nhật Bản là minh chứng nổi bật của hiện tượng kinh tế trì trệ do giảm phát. Nước này đã mắc nhiều sai lầm chính sách bởi kỳ vọng lạm phát quay trở lại. Giờ, vẫn còn quá sớm để kết luận tình hình hiện tại có khác hay không.

Giá tiêu dùng đã đạt mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) do giá năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động không tăng đáng kể. Điều này khiến người tiêu dùng chán nản.

Giá hàng hóa sẽ giảm đi. Chúng vẫn ở mức cao chưa từng có, nhưng không có khả năng tiếp tục đi lên

Bà Priyanka Kishore tại Oxford Economics

BOJ vẫn cam kết sẽ đưa ra các biện pháp kích thích dựa trên quan điểm rằng mức lạm phát hiện tại chỉ là tạm thời.

"Tôi cho rằng thế giới sẽ nhanh chóng chuyển từ lạm phát kỷ lục sang giảm phát", ông Takahide Kiuchi - nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura (có trụ sở ở Tokyo) - bình luận.

"Lạm phát giảm đi với cái giá là suy thoái kinh tế. Xu hướng giá cả sẽ được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng tiềm năng trên toàn cầu, vốn đang suy yếu do đại dịch và tình hình ở Ukraine", vị chuyên gia nói thêm .

"Giá hàng hóa sẽ giảm đi. Chúng vẫn ở mức cao chưa từng có, nhưng không có khả năng tiếp tục đi lên", bà Priyanka Kishore tại Oxford Economics bình luận.

Bà dự báo rằng vào giữa năm 2023, giá hàng hóa thực phẩm và năng lượng sẽ giảm 10-15% so với một năm trước đó, giúp hạ nhiệt lạm phát trên toàn cầu.

Đại dịch, xung đột sẽ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu?

Chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu đã bị đảo lộn trong vòng hơn 2 năm qua. Giới quan sát nhận định những thay đổi này có thể kéo dài ngay cả khi khủng hoảng qua đi.

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực trỗi dậy trên toàn cầu

Ngày càng nhiều nước xuất khẩu lớn trên thế giới đưa ra các hạn chế xuất khẩu để hạ nhiệt giá cả trong nước. Nhưng điều đó sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm