Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Coca-Cola không phổ biến bằng Nescafe tại Việt Nam

Dù là thương hiệu đứng đầu bảng xếp hạng trên toàn cầu, nhưng tại thị trường Việt, Coca-Cola chỉ xếp hạng 4 về mức độ phổ biến trong lĩnh vực đồ uống, trong khi thương hiệu Nescafe của Nestle chiếm vị trí số 1.

Coca-Cola không phổ biến bằng Nescafe tại Việt Nam

Dù là thương hiệu đứng đầu bảng xếp hạng trên toàn cầu, nhưng tại thị trường Việt, Coca-Cola chỉ xếp hạng 4 về mức độ phổ biến trong lĩnh vực đồ uống, trong khi thương hiệu Nescafe của Nestle chiếm vị trí số 1.

Báo cáo xếp hạng Mức độ phổ biến thương hiệu (Brand Footprint) của Kantar Worldpanel chia rõ các lĩnh vực gồm: Đồ uống; Sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp; Thực phẩm. Trong phân khúc đồ uống, thương hiệu Nescafe của Nestle chiếm vị trí số 1. Có một điểm đáng lưu ý là tuy là thương hiệu đứng đầu bảng xếp hạng trên toàn cầu, nhưng ở thị thường Việt Nam, Coca-Cola chỉ xếp hạng 4 trong lĩnh vực đồ uống.

Trên thực tế, Coca-Cola là thương hiệu sở hữu lượng khách hàng lớn nhất trong số các thương hiệu đồ uống (61%), tuy nhiên không thường xuyên được mua để tiêu dùng trong nhà (trung bình chỉ 4 lần trong một năm). Các thương hiệu khác cùng nằm trong top 5 của lĩnh vực đồ uống bao gồm thương hiệu nước tăng lực Sting của Pepsico, thương hiệu bia 333 của nhà sản xuất trong nước Sabeco và trà đóng chai C2 của URC.

Đứng đầu bảng xếp hạng trên toàn cầu, nhưng ở thị thường Việt Nam, Coca-Cola chỉ xếp hạng 4 trong lĩnh vực đồ uống.

Trong phân khúc sức khỏe & chăm sóc sắc đẹp, có điều đáng chú ý là ngoài thương hiệu P/S của Unilever đạt tỷ lệ mua cao nhất với 80%, Unilever còn sở hữu 2 thương hiệu ở vị trí thứ 3 và thứ 4 là Clear và Lifebuoy. Vị trí thứ 2 và thứ 5 lần lượt thuộc về nhãn hàng Kotex của Kimberly Clark và Colgate của Colgate-Palmolive.

Trong phân khúc chăm sóc gia đình tiếp tục chứng kiến sự thống lĩnh của Unilever ở 3 vị trí dẫn đầu với 3 thương hiệu Omo; Sunlight và Comfort. Tập đoàn P&G với thương hiệu Downy chiếm vị trí thứ 4.

Tuy nhiên, ở phân khúc này có một điểm rất sáng là thương hiệu Mỹ Hảo (Việt Nam) giữ vị trí thứ 5 chỉ sau hai “ông lớn” về hóa mỹ phẩm ở quy mô toàn cầu.

Trong lĩnh vực thực phẩm chứng kiến sự thống lĩnh khá tốt của các thương hiệu Việt Nam với Vinamilk ở vị trí “vua” với tỷ lệ lên đến 94%, lần lượt 2 thương hiệu Việt Nam khác góp mặt trong Top 5 là Chinsu của Masan ở vị trí thứ 2 và dầu ăn Tường An.

Vị trí thứ 3 và thứ 5 thuộc về một thương hiệu liên doanh là mì ăn liền Hảo Hảo của Vina Acecook và Dutch Lady của Friesland Campina.

Bảng xếp hạng Brand Footprint Ranking của Kantar Worldpanel cho thấy sức mạnh của các thương hiệu ở 32 quốc gia (thuộc 4 châu lục) trên toàn thế giới, từ lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp cho đến chăm sóc gia đình.

Bảng xếp hạng sử dụng Điểm tiếp cận người tiêu dùng (Consumer Reach Points) – một thước đo hoàn toàn mới cho phép đo lường bao nhiêu gia đình trên toàn thế giới đang chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và tần suất mua thường xuyên đến mức nào (số lần chọn mua thương hiệu đó).

Với phương pháp tính toán dựa trên tỷ lệ hộ mua và tần suất mua, thước đo này giúp các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh hiểu rõ độ bao phủ của họ trên phạm vi toàn cầu ở góc độ số lần mà sản phẩm được chọn mua, qua đó cung cấp một chỉ dẫn thiết yếu cho thấy các khu vực nào mang lại cơ hội lớn nhất.

Theo Báo đầu tư

Theo Báo đầu tư

Bạn có thể quan tâm