Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có 'visa' chính ngạch, quả dừa Việt Nam sắp vào nhóm xuất khẩu tỷ USD

Từ con số 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2010, những năm gần đây ngành dừa phát triển mạnh mẽ để đạt hơn 900 triệu USD vào 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Quả dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Ảnh: Bến Tre Tourism.

Chia sẻ tại Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa” ngàyg 13/12, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết dừa là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực theo Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 195.000-210.000 ha, trong đó vùng trồng dừa trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 170.000-175.000 ha. Phấn đấu trên 30% diện tích dừa được sản xuất theo quy trình GAP hoặc tương đương. Diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 30%.

Từ con số khiêm tốn 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2010, bà Thủy cho biết ngành xuất khẩu dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm nay.

Trong nhóm thị trường trọng điểm, Trung Quốc có nhu cầu lớn nhất. Hàng năm, đất nước tỷ dân tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi. Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch. Mỹ và châu Âu cũng đã chấp thuận nhập khẩu dừa Việt Nam, đang mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi.

Theo bà Thủy, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu diện tích dừa toàn quốc đạt trên 200.000 ha. Các vùng trồng dừa trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long (175.000 ha) và Duyên hải Nam Trung bộ.

Dù là mặt hàng được đánh giá có nhiều tiềm năng xuất khẩu và dự đoán sớm chính phục mốc xuất khẩu 1 tỷ USD. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, ngành dừa của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Trong đó tình trạng mua bán mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản xuất khẩu nói chung đang gây ảnh hưởng đến uy tín, khả năng cạnh tranh của Việt Nam, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc.

Một số tổ chức sau khi được cấp mã số vùng trồng không sử dụng mà bán lại cho bên khác làm sai lệch thông tin xuất xứ sản phẩm. Bên cạnh đó, một số vùng trồng không duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn đăng ký, dẫn đến việc vi phạm kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Đại gia thủy sản miền Tây vốn nghìn tỷ bị ngân hàng rao bán tài sản

VietinBank Cà Mau thông báo bán tài sản của Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt để xử lý nợ. Giá khởi điểm giảm 4,1 tỷ đồng so với lần 1.

Đài Loan chi phối xuất khẩu hàu của Việt Nam

Đài Loan là thị trường mua hàu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 76% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Lào và Campuchia cũng thường xuyên nhập khẩu hàu Việt Nam.

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng của Việt Nam đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%; nhập khẩu tăng 16%.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm