Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Có nên chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ ngân hàng số?

Trước sự phát triển của công nghệ, việc chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ ngân hàng số được nhiều người quan tâm.

Tôi là một khách hàng lâu năm của ngân hàng, trước nay tôi đều thực hiện chuyển, rút tiền, gửi tiết kiệm trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều ngân hàng phát triển dịch vụ ngân hàng số và đưa ra những chính sách khuyến khích người dùng sử dụng, tôi có nên sử dụng dịch vụ này hay không? Chi phí sử dụng dịch vụ này ra sao so với giao dịch tại quầy, và việc không gặp mặt trực tiếp với nhân viên ngân hàng có đảm bảo an toàn cho các giao dịch ngân hàng của tôi?

Nguyễn Văn Hùng, 56 tuổi, Hà Nội

Ông Trần Hoài Nam - Giám đốc Trung tâm Digital Banking, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank)

Trước hết, chúng ta cần hiểu về khái niệm ngân hàng. Khác với hiểu lầm thường gặp, ngân hàng số không chỉ là Internet banking hay mobile banking, mà là hệ thống các sản phẩm dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua kết nối Internet. Các sản phẩm dịch vụ này rất đa dạng, bao gồm: Internet banking, ứng dụng mobile banking; quầy giao dịch tự động; máy POS (điểm quẹt thẻ thanh toán); thẻ phi vật lý…

Để trả lời cho câu hỏi có nên chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ ngân hàng số hay không, cần tìm hiểu những ưu điểm của dịch vụ này so với ngân hàng truyền thống.

Giao dịch 24/7

Trước đây, khách hàng ra quầy giao dịch truyền thống sẽ mất thời gian di chuyển, chờ đợi tại quầy, và chỉ giao dịch được trong giờ hành chính. Quy trình này có thể gây ra một số bất tiện cho người sử dụng.

Với ngân hàng số, khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như nộp rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt tại hệ thống phòng giao dịch tự động LiveBank của TPBank, khách hàng còn có thể mở tài khoản, mở sổ tiết kiệm dùng ngay, phát hành thẻ lấy ngay sau 8 phút, thay vì chờ 5-7 ngày như ngân hàng truyền thống.

Đối với ngân hàng truyền thống, khách hàng phải mang giấy tờ tùy thân và tiền mặt để giao dịch, dẫn đến nguy cơ rơi, mất, bị lấy cắp. Tuy nhiên với ngân hàng số, khách hàng ngồi ở nhà cũng có thể giao dịch. Điển hình như những nhu cầu mua sắm trực tuyến, hay thanh toán không tiền mặt tại nhà hàng, cửa hàng chỉ có thể được đáp ứng khi sử dụng ngân hàng số.

chuyen doi sang ngan hang so anh 1

Với ngân hàng số, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mà không cần tới quầy giao dịch.

Một số khách hàng thường e ngại không biết cách sử dụng ngân hàng số. Tuy nhiên, thực tế, công nghệ đang giúp việc sử dụng ngân hàng số trở nên đơn giản. Ví dụ, ứng dụng TPBank cho phép khách hàng ra lệnh bằng giọng nói, xác thực giao dịch bằng vân tay/khuôn mặt, lưu trữ toàn bộ giao dịch để chủ tài khoản tra cứu và có cái nhìn toàn cảnh về tài chính cá nhân, kiểm soát chi tiêu.

Phí dịch vụ

Về chi phí khi sử dụng ngân hàng số, mỗi ngân hàng đang có những quy định thu phí khác nhau theo chính sách riêng. Hiện nay, để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, một số ngân hàng miễn hầu hết phí giao dịch cho khách khi sử dụng ngân hàng số.

Điển hình tại TPBank, ngân hàng miễn phí đăng ký và phí duy trì hàng tháng đối với dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet banking, mobile banking cho khách hàng. Đặc biệt, tại hệ thống phòng giao dịch tự động LiveBank của TPBank, khách hàng còn có thể mở tài khoản thanh toán, làm thẻ Visa Debit, gửi tiết kiệm, rút - nộp tiền đều miễn phí. Thay vì phương pháp xác nhận giao dịch qua chữ ký mẫu, giao dịch ngân hàng số xác nhận giao dịch thông qua nhận diện khuôn mặt, dấu vân tay…

Mức độ an toàn

Cùng với sự tiện lợi của ngân hàng số, một số khách hàng lo ngại vấn đề bảo mật khi giao dịch không gặp mặt, không chữ ký mẫu. Thực tế, mọi giao dịch trên các kênh ngân hàng số đều được đảm bảo an toàn nhờ áp dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine learning), công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhận diện khách hàng giả mạo, nhận diện ký tự quang học, phân biệt tiền giả… Sử dụng những công nghệ này không chỉ đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng, mà còn giúp ngân hàng phát hiện và loại bỏ những trường hợp lừa đảo.

Một trong những trường hợp lừa đảo TPBank đã gặp là khách hàng sử dụng nhiều chứng minh thư giả khi định danh trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản trên ứng dụng TPBank với mục đích xấu. Nhờ các bước bảo mật kể trên, ngân hàng đã phát hiện ra đó là những chứng minh thư giả và từ chối cho khách hàng này mở tài khoản.

Tuy nhiên, khách hàng cũng giữ vai trò quan trọng để bảo đảm an toàn khi giao dịch qua các kênh ngân hàng số. Khách hàng cần ghi nhớ không tiết lộ các thông tin mật như số CVV của thẻ, mật khẩu, mã PIN cho người khác. Đồng thời, có thể cài đặt cảnh báo đăng nhập app banking trên thiết bị lạ, cảnh báo nhập sai mật khẩu, thậm chí tạm khóa nếu có dấu hiệu dò quét mật khẩu. Trước khi lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng số, khách hàng cũng nên tìm hiểu về các chính sách của từng ngân hàng để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong đó, nên ưu tiên những ngân hàng có thế mạnh về công nghệ, đầu tư lớn, tập trung vào nghiên cứu và phát triển ngân hàng số, đi kèm với đó là chính sách bảo mật tốt.

Ứng dụng các công nghệ mới trên thế giới, TPBank LiveBank là mô hình giao dịch trực tuyến hoạt động 24/7 tại Việt Nam. Khách hàng có thể thực hiện gần như toàn bộ nhu cầu giao dịch với ngân hàng qua LiveBank như: Nộp tiền vào tài khoản, rút tiền, mở thẻ ATM nhận ngay, gửi tiết kiệm, chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn…

Ngày 26/10, ứng dụng tài chính TPBank Mobile lên vị trí top 1 bảng xếp hạng ứng dụng tài chính Việt Nam trên App Store và Google Play. Số lượt tải app tăng cho thấy ứng dụng được người dùng đánh giá tốt về sự thân thiện, thông minh và tiện dụng.

Bạn có thể quan tâm