Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có một 'Thế hệ Y' đang thay đổi Triều Tiên từ bên trong

Trong khi những gì thế giới quan tâm nhất về Triều Tiên là chương trình hạt nhân, tên lửa, một "Thế hệ Y" đã hình thành và đang thay đổi đất nước khép kín này.

Nhìn từ bên ngoài, cuộc sống Triều Tiên có vẻ không hề thay đổi trong nhiều thập kỷ qua. Dù vậy, Washington Post cho biết một động lực thay đổi đang hình thành mạnh mẽ bên trong, đến từ thế hệ những người trẻ lớn lên trong thế giới của những tiểu tư sản.

Bộ phim tài liệu Jangmadang Generation (tạm dịch: Thế hệ Jangmadang), Liberty in North Korea (LiNK), tổ chức đóng tại California chuyên giúp đỡ những người đào tẩu khỏi Triều Tiên, đã miêu tả về thế hệ đang mang lại thay đổi cho đất nước này. 

thanh nien Trieu Tien anh 1
Một con đường ở vùng nông thôn Triều Tiên. Ảnh: AFP.

"Jangmadang" là những khu chợ tạm mọc lên trong nạn đói ở Triều Tiên vào thập niên 1990, lúc chính phủ không còn sức cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân. Nạn đói khi đó đã khiến khoảng 2 triệu người thiệt mạng, trong khi những người sống sót là những người chuyển mình thành những thương buôn trong lúc ngặt nghèo. Họ đã làm mì với ngô hoặc làm tàu hũ từ các loại đậu.

Đó là cách mà tư hữu xuất hiện và tồn tại trong một xã hội công hữu như Triều Tiên.

Những thanh niên của "Thế hệ Y" là những đứa trẻ sinh ra trong thập niên 1990 và lớn lên với thị trường là một phần trong cuộc sống đời thường của chúng. 

Vào năm nạn đói nổ ra, Joo Yang được 6 tuổi và cô bé đã lớn lên, trông thấy nhiều người chết vì đói và lạnh trong thời gian đó. Năm 14 tuổi, Joo Yang bắt đầu suy nghĩ về việc kinh doanh, cô bắt đầu bằng việc lượm lại những hạt đậu nành bị bỏ ra từ một nhà máy và mang chúng đi bán.

thanh nien Trieu Tien anh 2
Bộ phim của LiNK cho rằng ngược lại với hình dung của thế giới bên ngoài, Triều Tiên đã thay đổi rất nhiều trong vài thập niên qua. Ảnh: AFP.

Hoặc Kang Min, người bị chia cắt khỏi mẹ mình năm 9 tuổi và không bao giờ gặp lại bà sau đó. Kang vào đời bằng việc đi ăn xin, móc túi ở các khu chợ rồi trở thành người nhập khẩu vớ và pin từ Trung Quốc về để bán.

Hoặc Danbi, người nhập khẩu quần áo Trung Quốc "nhái" từ phim Hàn và thuê những người bạn xinh đẹp diễu hành trong chợ để quảng cáo.

Nạn đói đã tạo ra những đứa trẻ "cứng cỏi và táo bạo", một người mẹ nói.

Sau 20 năm, những đứa trẻ năm xưa ở các khu chợ tạm đã có mặt ở khắp các thị trấn và thành phố trên khắp Triều Tiên và được chính quyền hợp pháp hóa. Các khu chợ ở Triều Tiên ngày nay không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, nó trở thành một trạm trung chuyển thông tin, nơi người ta có thể mua được những chiếc USB chứa đầy phim nước ngoài.

LiNK quyết định làm bộ phim này để chứng tỏ sự thay đổi từ bên trong là rất quan trọng. 

thanh nien Trieu Tien anh 3
Bộ phim tài liệu của LiNK cho rằng thế hệ những người sinh ra và lớn lên giữa nạn đói thập niên 1990 là những "thương buôn" từ rất sớm. Ảnh: AFP.

Dù vậy, tất cả những người xuất hiện trong Thế hệ Jangmadam hiện đã trốn sang Hàn Quốc, họ đang học đại học hoặc tìm cách chứng tỏ mình ở thế giới mới. 

"Tự do là được làm việc ở nơi mà bạn muốn, hoặc không làm việc ở nơi bạn không muốn, là được sống ở nơi bạn mong, đi bất cứ nơi nào bạn mơ ước", một người tên Huh Shimon cho biết.

Đại sứ Triều Tiên dự họp Hội đồng Bảo an LHQ

Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Ja Song Nam sẽ có lần xuất hiện hiếm hoi và phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Triều Tiên có thể đã lộ ảnh bom nguyên tử đầu tiên

Truyền hình nhà nước Triều Tiên đã phát hình ảnh của cố lãnh đạo Kim Jong Il đang thị sát một vật nghi là một trong những quả bom nguyên tử đầu tiên của đất nước Đông Á.


Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm