Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có một cuộc biểu tình đang xảy ra trên khắp thế giới

Các nhà hoạt động đã tổ chức một cuộc biểu tình phối hợp về khí hậu ngày 23/9 để nêu lo ngại về tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu và yêu cầu thêm viện trợ cho nước nghèo.

bien doi khi hau anh 1

Những người biểu tình đã xuống đường ở Jakarta, Tokyo, Rome và Berlin. Họ mang theo biểu ngữ và áp phích với các khẩu hiệu như “chúng tôi lo lắng về cuộc khủng hoảng khí hậu” và “vẫn chưa muộn”, AP đưa tin. Trong ảnh, một người biểu tình giơ bảng với khẩu hiệu: "Tôi muốn một buổi hẹn hò nóng bỏng, không phải một hành tinh nóng bỏng" trong một cuộc biểu tình ở Berlin hôm 23/9.

bien doi khi hau anh 2

Các cuộc biểu tình này được tổ chức bởi phong trào thanh niên Fridays for Future youth (Tạm dịch: Những ngày thứ sáu vì tương lai). Phong trào này lấy cảm hứng ​​từ nhà hoạt động Greta Thunberg, người đã bắt đầu biểu tình một mình bên ngoài Quốc hội Thụy Điển vào năm 2018.

bien doi khi hau anh 3

“Chúng tôi đang đình công trên toàn thế giới vì các chính phủ vẫn đang làm quá ít vì công lý khí hậu”, Darya Sotoodeh, người phát ngôn của nhóm biểu tình tại Đức, cho biết. “Người dân trên khắp thế giới đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng này và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không hành động kịp lúc”, bà nói thêm.

bien doi khi hau anh 4

Hàng nghìn người đã tham dự cuộc biểu tình ở Berlin, trong đó kêu gọi chính phủ Đức thành lập quỹ trị giá 100 tỷ euro (khoảng 98 tỷ USD) để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

bien doi khi hau anh 5

Tại Rome, khoảng 5.000 thanh niên đã tham gia một cuộc tuần hành với điểm kết thúc gần Đấu trường La Mã. Một tấm bảng ghi: “Khí hậu đang biến đổi. Tại sao chúng ta lại không?". Các sinh viên đề cao ưu tiên trong việc cân nhắc lại các chính sách giao thông của Italy. Tỷ lệ ôtô/người của quốc gia này thuộc hàng cao nhất châu Âu. Trong ảnh là cuộc biểu tình hôm 23/9 ở Berlin (Đức).

bien doi khi hau anh 6

Những cuộc biểu tình diễn ra sau cảnh báo từ các nhà khoa học rằng các quốc gia không làm đủ để đáp ứng mục tiêu hàng đầu của Hiệp định khí hậu Paris năm 2015. Đó là yêu cầu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C trong thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong ảnh, các nhà hoạt động khí hậu tham dự một cuộc biểu tình ở Tokyo (Nhật Bản) hôm 23/9.

bien doi khi hau anh 7

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước giàu đánh thuế lợi nhuận của các công ty năng lượng, đồng thời chuyển số tiền đó cho cả “những quốc gia đang chịu tổn thất, thiệt hại do khủng hoảng khí hậu” và những quốc gia đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao. Trong ảnh, các nhà hoạt động môi trường giơ cao áp phích trong một cuộc biểu tình kêu gọi chính phủ hành động ngay lập tức để chống biến đổi khí hậu ở Jakarta (Indonesia).

bien doi khi hau anh 8

Nhà hoạt động môi trường giơ áp phích có nội dung "chúng tôi lo lắng về cuộc khủng hoảng khí hậu" trong cuộc biểu tình hôm 23/9 ở Indonesia.

bien doi khi hau anh 9

Yêu cầu hỗ trợ tài chính lớn hơn dành cho nước nghèo để đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu đã tăng lên trước thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc năm nay.

Yêu cầu cấp bách với những nước giàu nhất

Các quốc gia đang phát triển đã đề xuất Liên Hợp Quốc xem xét đánh thuế "cân bằng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu" lên các quốc gia tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo về 'mùa đông bất mãn'

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi mạnh tay đánh thuế các tập đoàn năng lượng hóa thạch để hỗ trợ các nước và người dân chịu thiệt hại do khủng hoảng khí hậu.

Vân Đinh

Ảnh: AP

Bạn có thể quan tâm