Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cố lên' - tiếng đồng thanh trong đêm khắp các khu nhà ở Vũ Hán

Mắc kẹt trong nhà suốt hơn 1 tuần, người dân Vũ Hán nghĩ ra những cách giết thời gian sáng tạo: múa lân tự chế, câu cá ngay tại bể…

Mắc kẹt ở Vũ Hán, dân mở cửa sổ hát nhưng giới chức yêu cầu ngừng lại Vũ Hán đã bị cách ly từ ngày 23/1 để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Nhưng người dân trong thành phố đã tìm ra cách riêng để cỗ vũ tinh thần lẫn nhau.

Đêm 27/1, đây đó khắp thành phố Vũ Hán vang lên những tiếng hô. “Jiāyóu” - cư dân ở những khu nhà cao tầng của Vũ Hán đứng ở ban công nhà mình và cất lên tiếng hô, hướng qua nhà hàng xóm. “Jiāyóu” có thể dịch ra là “thêm dầu” - mang ý nghĩa “tiếp tục chiến đấu”.

Tính tới lúc bấy giờ, đã 6 ngày cư dân ở đây sống trong lệnh phong tỏa vì loại virus corona chủng mới, nhiều người ở Vũ Hán và rộng hơn là ở cả tỉnh Hồ Bắc đang tìm ra những cách mới để giữ vững tinh thần, trong lúc thành phố của họ là tâm đỉnh của dịch bệnh.

virus Vu Han anh 1

Nhóm phụ nữ tập thể dục ngoài trời ở Vũ Hán hôm 27/1. Ảnh: Getty Images.

Mạng xã hội - đầy rẫy những suy đoán và hình ảnh bệnh viện khủng khiếp, cũng đang trở thành nơi để chia sẻ nhiều cách đương đầu sáng tạo với những ngày “mắc kẹt’ vì phong thành. Chúng bao gồm múa lân ngẫu hứng - đội ghế nhựa và trùm chăn (tận dụng những đồ đạc có sẵn), chơi ném vòng trong nhà và câu cá ngay tại bể.

Giữa những lo lắng bộn bề về dịch bệnh giữa tâm dịch, người dân vẫn không đánh mất sự hài hước, thậm chí còn có những suy đoán là tháng 11 có thể chứng kiến đợt sinh nở đỉnh điểm (tức hơn 9 tháng sau khi lệnh phong thành bắt đầu).

Đối với hàng triệu người đang mắc kẹt ở nhà, một vấn đề lớn đơn giản chỉ là làm sao để giữ ấm. Rất ít ngôi nhà ở Hồ Bắc có hệ thống sưởi trung tâm.

Vậy nên, các gia đình thường quây quần quanh lò sưởi bằng gas hoặc điện, thường đặt dưới bàn với một cái chăn phủ lên, để giữ ấm cho tay và chân trong lúc dùng bữa, chuyện trò hoặc chơi bài trên bàn, hoặc đơn giản là cuộn mình trong chăn ấm. Vào ban ngày, nhiệt độ vào khoảng 10 độ C và xuống dưới 0 độ C vào ban đêm.

Wang Jianping, 42 tuổi, người đang trải qua kỳ nghỉ năm mới tại một ngôi làng ở Hồ Bắc, chỉ cách biên giới với thành phố Nhạc Dương của tỉnh Hồ Nam 1 km, nói với Guardian rằng anh và gia đình hầu như lúc nào cũng ngủ và nằm trên giường. Wang cho biết đường ra đã bị chặn và ôtô, xe máy không thể đi qua được nên họ không thể đi xa.

“Nếu có ra ngoài, chúng tôi chủ yếu chỉ trò chuyện với những người hàng xóm thân thiết và nhớ lại những khoảng thời gian vui vẻ từ thời thơ ấu”, Wang nói. “Trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng, nhiều người còn ngồi cùng nhau chơi mạt chược nhưng bây giờ không ai muốn chơi nữa”.

Bất chấp những khuyến cáo nên ở trong nhà, một số người vẫn ra ngoài, thậm chí tham gia các lớp tập thể dục ngoài trời giữa đường phố hoang vắng.

Một vấn đề đối với nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ là làm thế nào để giải thích hữu hiệu về việc tại sao cần ở trong nhà, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

Một nhà văn đã nhanh chóng ra đời cuốn sách dành cho trẻ em với tựa đề “Tại sao tôi không thể ra ngoài?”.

Cuốn sách đưa ra những lời khuyên về cách giải thích cho trẻ nhỏ về sự cần thiết của việc ở trong nhà và nguy cơ của virus mà không khiến trẻ sợ hãi. Kể từ khi xuất hiện trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, cuốn sách đã có hơn 870.000 lượt xem.

Cuộc sống bị cách ly qua lời kể của người dân tại Vũ Hán Thành phố Vũ Hán, tâm dịch của đợt bùng phát virus corona, bị cách ly từ ngày 23/1 để ngăn chặn loại virus chết người lây lan.

Hàng triệu người theo dõi thi công bệnh viện đối phó virus ở TQ

Hàng triệu người Trung Quốc theo dõi trực tiếp việc xây dựng hai bệnh viện tạm thời để điều trị cho bệnh nhân tại tâm điểm bùng phát virus corona gây chết người.

'Nếu tất cả đều ốm thì sao?' - hệ thống y tế TQ quá tải vì dịch bệnh

Để chống chọi với sự bùng phát của virus corona, Trung Quốc đang dựa vào một hệ thống y tế không hiệu quả, thường xuyên đối mặt với quá tải, thậm chí ngay cả khi không có dịch.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm