Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơ hội của Bách Hóa Xanh

Sau gần 5 năm hoạt động, tháng 7 vừa qua là lần đầu tiên doanh thu bình quân trên mỗi cửa hàng của chuỗi Bách Hóa Xanh đạt 2,2 tỷ đồng.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, nhiều cửa điện máy và điện thoại thuộc 2 chuỗi Điện máy Xanh và Thegioididong.com của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đã phải đóng cửa khiến doanh thu 2 chuỗi này bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tuy nhiên, ngược lại với 2 chuỗi điện máy và điện thoại, chuỗi Bách Hóa Xanh của TGDĐ với ngành hàng kinh doanh chính là thực phẩm và hàng tiêu dùng lại đang hưởng lợi từ đợt dịch Covid-19 lần này.

Thực tế, trong suốt đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này tại Việt Nam (từ cuối tháng 4), TGDĐ vẫn liên tục gia tăng số lượng các cửa hàng thuộc cả 3 chuỗi bán lẻ của mình. Trong đó, chuỗi Bách Hóa Xanh cũng ghi nhận mức tăng từ 1.803 cửa hàng hồi cuối tháng 4 lên 1.919 cửa hàng đến cuối tháng 7, tương đương tốc độ mở mới gần 40 cửa hàng/tháng giữa giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Co hoi cua Bach Hoa Xanh anh 1

Chuỗi Bách Hóa Xanh có cơ hội gia tăng thị phần khi các cửa hàng bách hóa và chợ truyền thống phải đóng cửa vì dịch Covid-19. Ảnh: Văn Hưng.

Lần đầu doanh thu đạt 2,2 tỷ/cửa hàng

Không chỉ tiếp tục mở mới các cửa hàng Bách Hóa Xanh trong giai đoạn dịch bệnh này, tháng 7 vừa qua cũng ghi nhận lần đầu tiên sau gần 5 năm hoạt động, doanh thu bình quân trên mỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh đạt mức 2,2 tỷ đồng/tháng. Đây là mức doanh thu bình quân/cửa hàng được rất nhiều bên kỳ vọng từ thời điểm chuỗi bắt đầu được mở rộng hồi năm 2016.

Trước thời điểm đợt dịch thứ 4 bùng phát trong nước, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng của chuỗi này mới đạt khoảng 1-1,3 tỷ đồng/tháng (giai đoạn tháng 1-4). Tuy nhiên, đến tháng 5-6, chỉ tiêu này đã tăng lên trên 1,4 tỷ đồng và đạt kỷ lục 2,2 tỷ đồng/cửa hàng trong tháng 7.

Cụ thể, với 1.919 cửa hàng đến cuối tháng 7, doanh thu chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận được trong tháng lên tới gần 4.240 tỷ đồng, tăng 55% so với tháng liền trước và tăng 133% so với cùng kỳ năm 2020.

Sự tăng trưởng vượt trội này cũng đẩy tỷ lệ đóng góp của Bách Hóa Xanh trong tổng doanh thu 3 chuỗi bán lẻ của TGDĐ đạt tới 45% trong tháng 7, cùng mức doanh thu trung bình mỗi cửa hàng cao nhất từ trước tới nay

Cùng với xu hướng này, tỷ trọng đóng góp của chuỗi Bách Hóa Xanh vào tổng doanh thu từ đầu năm của TGDĐ cũng ngày càng tăng lên, từ mức dưới 20% giai đoạn tháng 2-3 lên đạt trên 20% trong tháng 5-6 và đạt tới 24,4% tổng doanh thu lũy kế 7 tháng đầu năm của công ty này.

Tỷ trọng đóng góp doanh thu toàn chuỗi của Bách Hóa Xanh trong tháng 7 đã tăng hơn gấp đôi so với giai đoạn tháng 3-6 và gấp 3 lần tỷ trọng trong tháng 2.

DOANH THU HÀNG THÁNG CỦA CHUỖI BÁCH HÓA XANH
Nguồn: BCDN
NhãnT1/201923456789101112T1/202023456789101112T1/2021234567
Doanh thu/cửa hàng tỷ đồng/cửa hàng 1.50.91.61.11.51.61.51.51.51.31.31.31.31.21.61.41.21.11.21.21.21.21.21.21.311.11.11.41.42.2
Doanh thu toàn chuỗi tỷ đồng 628387736569803963971106310191085119713071319126919031682166316221795195419241988204621092320168020002000260027004240

Trong báo cáo của SSI Research đánh giá về triển vọng từ nay đến cuối năm của TGDĐ, các chuyên gia phân tích cho rằng chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ được hưởng lợi từ sự bùng phát của dịch Covid-19.

Cụ thể, với đặc thù kinh doanh ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng, Bách Hóa Xanh sẽ hưởng lợi từ hành vi tích trữ hàng của người tiêu dùng và việc các chợ truyền thống, chợ đầu mối tại TP.HCM đóng cửa (chiếm khoảng 30% tổng số cửa hàng bách hóa trên địa bàn).

Điều này khiến người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua sắm tại các cửa hàng bách hóa hiện đại.

Cải thiện biên lãi gộp

Cùng với doanh thu tăng, tỷ suất lợi nhuận gộp của chuỗi Bách Hóa Xanh cũng sẽ được cải thiện nhờ tăng doanh thu từ các sản phẩm nhãn hiệu riêng (chiếm 2% tổng doanh thu bách hóa năm 2020, tăng lên 11% vào cuối quý I/2021 và 15% vào cuối quý II/2021).

Đồng thời, chuỗi này cũng ghi nhận tăng doanh thu thực phẩm tươi sống, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội khi các chợ truyền thống và chợ đầu mối đang phải đóng cửa và cải thiện việc thu mua thực phẩm tươi sống.

Ngoài ra, các biện pháp cắt giảm chi phí nhân viên đã được áp dụng từ tháng 5, cùng chi phí thuê cửa hàng có thể giảm thêm trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cũng sẽ giúp chuỗi bách hóa này cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Co hoi cua Bach Hoa Xanh anh 2

Biên lãi gộp của Bách Hóa Xanh có thể cải thiện khi lượng tiêu thụ hàng tươi sống tăng cao vì dịch Covid-19. Ảnh: MWG.

Tuy vậy, SSI Research cho rằng doanh thu từ tháng 8 của Bách Hóa Xanh có thể không cao như tháng 7 vì người bán ở các chợ truyền thống sẽ dần tạo ra điểm bán online. Trong khi đó, doanh thu online của chuỗi có thể bị ảnh hưởng vì quy định hạn chế giao hàng tận nhà cũng như giới nghiêm bắt đầu từ ngày 23/8.

Theo kế hoạch, năm nay TGDĐ dự kiến mở mới 281 cửa hàng thuộc chuỗi Bách Hóa Xanh, thấp hơn nhiều so với 711 cửa hàng mở mới trong năm 2020. Tuy nhiên, công ty cũng dự kiến nâng cấp 268 cửa hàng bách hóa lên quy mô lớn hơn.

Đến năm 2022, dự kiến có thể 480 cửa hàng Bách Hóa Xanh được mới và nâng cấp 100 cửa hàng lên quy mô lớn.

Theo ước tính của SSI Research, doanh thu năm nay của chuỗi bách hóa này có thể đạt 31.223 tỷ đồng, tăng 47% so với năm liền trước và đạt mức 43.524 tỷ đồng vào năm 2022, đóng góp lần lượt 27,4% và 32,1% vào tổng doanh thu hợp nhất của toàn hệ thống TGDĐ.

Đối với 2 chuỗi điện thoại và điện máy, dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4 đã khiến doanh thu 2 chuỗi này bị ảnh hưởng tiêu cực do phải đóng hầu hết cửa hàng ở các tỉnh miền Nam (từ tháng 5) và hạn chế dịch vụ giao hàng tận nhà (từ cuối tháng 7).

Với những nỗ lực tăng tốc độ tiêm chủng, SSI Research cho rằng việc mở cửa trở lại các cửa hàng thuộc 2 chuỗi này có thể rơi vào tháng 11 và các cửa hàng điện thoại, điện máy của TGDĐ vẫn có thể đạt doanh thu ổn định trong mùa cao điểm cuối năm.

Tuy nhiên, doanh thu cho mảng điện thoại, điện máy trong năm 2021 của TGDĐ có thể sụt giảm.

Tương tự chuỗi Bách Hóa Xanh, các chuyên gia phân tích cũng cho rằng quá trình hợp nhất thị trường có thể sẽ tăng tốc trong thời kỳ đại dịch, khi các cửa hàng tư nhân nhỏ hơn gặp khó khăn để tồn tại.

Việc giành được thị phần sẽ giúp TGDĐ đạt được mức tăng trưởng vượt trội sau khi dịch bệnh qua đi.

Các doanh nghiệp bán lẻ gặp khó

Trong khi Thế Giới Di Động phải tạm đóng 600-700 cửa hàng thì PNJ cũng phải dừng hoạt động 240 điểm. Điều này gây tác động tiêu cực lên doanh số các doanh nghiệp ngành bán lẻ.

Thế Giới Di Động 'bị trói tay' khi 70% cửa hàng tạm đóng cửa

Với 2.000 cửa hàng tạm đóng cửa và mảng online cũng gặp khó, Thế Giới Di Động - Điện Máy Xanh đang bị “trói tay trói chân”, doanh số tháng 7-8 suy giảm.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm