Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ xuống còn 2,7% từ mức 7% đưa ra hồi đầu năm, nhưng dự kiến sẽ phục hồi lên 7% vào năm 2021.
Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 3%; kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 6,1%; khu vực đồng Euro âm 7,5%; Nhật Bản âm 5,2%; Singapore âm 3,5%; Thái Lan âm 6,7%.
Với các nước ASEAN, tổ chức này dự báo các mức tăng trưởng sẽ là từ âm 6,7% đến âm 1,7%. Chỉ có Indonesia tăng 0,5% và Việt Nam là 2,7%.
Còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam ở mức 4,9%; Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng 4,8%.
Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng mạnh đến kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn là một điểm sáng.
Trong đó, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến của làn sóng dịch chuyển nhà máy sau dịch Covid-19.
Nhiều "ông lớn" đã quyết định dời chuỗi cung ứng khỏi thị trường Trung Quốc và hướng tới Việt Nam. Sau khi Google chọn Bắc Ninh để đầu tư sản xuất Pixel, Amazon và Home Depot cũng đang tăng cường tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam. Mới đây, Apple cũng đã di dời một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam.
Theo nguồn tin của Nikkei, Panasonic sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất đồ gia dụng lớn ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) sớm nhất vào mùa thu 2020 và chuyển dây chuyền này sang Việt Nam nhằm cắt giảm chi phí và tăng tính hiệu quả.
Tương tự nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đang triển khai một loạt gói chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19.
Trong đó phải kể tới gói tài khóa 180.000 tỷ đồng hoãn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch đã có hiệu lực; gói tín dụng 285.000 tỷ đồng lãi suất thấp của các ngân hàng; gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng… Đặc biệt là nguồn vốn 700.000 tỷ đồng đầu tư công (có thể tăng thêm) để giúp gia tăng việc làm, nâng cao thu nhập người lao động trong nền kinh tế…
Với vai trò cung ứng vốn chủ yếu cho người dân và doanh nghiệp, ngân hàng đang là ngành hỗ trợ tích cực nhất cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch.
Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 11/5 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 215.100 khách hàng với dư nợ 137.937 tỷ đồng.
Các ngân hàng đang triển khai một loạt gói tín dụng ưu đãi lãi suất và giảm lãi cho vay trên các khoản dư nợ hiện hữu. Ảnh: HDB. |
Đáng chú ý, đã có gần 322.200 khách hàng với dư nợ hiện hữu trên 1,12 triệu tỷ đồng đã được các nhà băng hạ lãi suất. Trong đó, mức giảm lãi suất phổ biến từ 0,5-2%.
Thậm chí, một số tổ chức tín dụng đã hạ lãi suất tới 2,5% và trên 4% cho khách hàng.
Trong các ngân hàng thương mại, HDBank nằm trong nhóm nhà băng đưa ra mức giảm lãi suất vay cho khách hàng mạnh nhất, lên đến 4,5%/năm. Tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
HDBank sẽ giảm mạnh lãi suất cho các khoản giải ngân mới mà không cần khách hàng phải đề nghị hỗ trợ hay chứng minh bất kỳ khó khăn nào gặp phải; miễn phí cam kết rút vốn, phí hạn mức tín dụng dự phòng.
Trước đó, nhà băng này cũng đã tung ra nhiều gói tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng trong mùa dịch Covid 19 như gói 10.000 tỷ hỗ trợ bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, lãi suất từ 6,5%/năm dành cho doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho cho các chuỗi siêu thị cho người dân; 3.000 tỷ đồng tài trợ các doanh nghiệp dược, thiết bị vật tư y tế; 1.000 tỷ đồng cho chuỗi nông nghiệp nông thôn…
Ngoài ra còn có gói tín dụng 5.000 tỷ đồng giảm lãi suất vay 2-4,5% cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay để trả lương người lao động trong mùa dịch.
Theo số liệu từ cơ quan quản lý, nhóm các ngân hàng đã cho vay mới với lãi suất thấp hơn lãi vay thông thường 0,5-2,5% cho khoảng 190.000 khách hàng và doanh số cho vay đạt trên 660.000 tỷ đồng đến giữa tháng 5 vừa qua.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, HDBank một mặt triển khai các chương trình quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động, đồng thời tích cực triển khai các gói tín dụng thiết thực hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19 cho từng nhóm đối tượng khách hàng như: gói hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp lên đến hàng nghìn tỷ đồng với mục đích bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, bổ sung vốn lưu động, chi lương cho nhân viên…; gói ưu đãi tiêu dùng 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ… Nhờ vậy, mức tăng trưởng huy động và dư nợ của HDBank khả quan trong quý đầu năm 2020
Không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính, HDBank còn cung cấp các giải pháp, tiện ích giao dịch online, thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi, nhanh chóng, bảo mật và an toàn sức khỏe, giúp khách hàng có thể giao dịch từ xa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói hỗ trợ của HDBank, độc giả xem chi tiết tại đây.