Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án BOT và BT

Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trong công tác giao, triển khai các dự án BOT và BT, gây thất thoát ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Kiến nghị được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) nêu trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, trong đó, chỉ ra hàng loạt vi phạm tại các dự án BOT và BT triển khai thời gian qua.

Cụ thể, kết quả kiểm toán tại 9 dự án BOT trong năm 2019 cho thấy, Bộ Giao thông Vận tải đã vi phạm hàng loạt quy định trong việc cho phép lập các dự án BOT.

Trong đó, bộ này đã cho phép lập dự án BOT trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương, không thực hiện quy trình lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án BOT, phê duyệt dự án trước khi có Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Dự án cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc.

Cùng với đó, tại Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1, bộ này đã không công bố danh mục dự án, không tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư và hầu hết chỉ định nhà thầu thi công.

Thậm chí, một số dự án BOT triển khai nhưng lại xác định sai làm tăng tổng mức đầu tư, như Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua thành phố Hải Phòng và 9 km tại tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư 45,4 tỷ; Dự án Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 xác định tăng sai 61,9 tỷ; Dự án cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc 7,7 tỷ đồng

De nghi giam 56 nam thu phi tai 7 du an BOT anh 1

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với chiều dài hơn 51 km sau 10 năm đã 4 lần dời hạn hoàn thành, nhiều lần thay đổi vốn và chủ đầu tư. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại hàng loạt dự án BOT khác cũng diễn ra nhiều vi phạm khác nhau như thi công một số gói thầu trước khi lựa chọn nhà thầu tại Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1. Việc thu xếp vốn tín dụng của nhà đầu tư Dự án này cũng chưa đảm bảo quy định hợp đồng.

Vi phạm tương tự cũng diễn ra tại Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

KTNN cũng chỉ ra quá trình góp vốn chủ sở hữu tại một số dự án còn chậm; xác định chi phí sửa chữa, duy tu trong phương án tài chính chưa đủ cơ sở và căn cứ pháp lý; chưa cập nhật chi phí sử dụng trạm thu phí không dừng theo hướng dẫn của Bộ GTVT và Chính phủ… Tại nhiều dự án, nguồn vốn thu phí BOT lại được dùng để hoàn vốn cho hạng mục không thuộc dự án; lập thiết kế - dự toán còn sai sót tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch; nghiệm thu, thanh toán còn sai sót…

Theo cơ quan kiểm toán, kết quả kiểm toán cho thấy các dự án BOT năm 2019 đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện gần 666 tỷ, trong đó sai khối lượng 74,5 tỷ đồng và sai đơn giá gần 187 tỷ đồng, các vi phạm khác là hơn 404 tỷ.

Theo đó, KTNN kiến nghị xử lý 926 tỷ đồng, đồng thời đề nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn 56,4 năm của 7/9 dự án so với phương án ban đầu.

STTThời gian giảm thu phíDự án
115,8 nămCầu Hoà Trung
213,9 nămCầu Chà Là
37,5 nămNâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn cầu Bình Lợi tới cảng Bến Súc
47 nămXây dựng và nâng cấp 4 đoạn tuyến Quốc lộ 60 nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên (Bến Tre)
56,3 nămCải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc
64,9 nămĐầu tư xây dựng đoạn thị xã Ninh Hòa và cải tạo QL26 (Khánh Hòa)
71 nămĐường ven biển đoạn qua thành phố Hải Phòng và 9 km đường địa bàn tỉnh Thái Bình
Tổng56,4 năm

Không riêng các dự án BOT, hàng loạt dự án BT cũng bị KTNN chỉ ra các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo đó, cơ quan này tiến hành kiểm toán tại 29 dự án BT, kiến nghị xử lý gần 5.230 tỷ đồng.

Theo kết luận, hầu hết dự án đều chỉ định nhà đầu tư. Thậm chí, có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi triển khai thi công dự án và các dự án đối ứng đều chậm tiến độ. Tình trạng sai đơn giá quyết toán khối lượng, chi phí giải phóng mặt bằng "đội" lên cao diễn ra tại nhiều dự án.

Thậm chí tại Dự án xây dựng đường kết nối với cầu Phú Mỹ còn lựa chọn nhà đầu tư hạn chế năng lực tài chính nên phải thay đổi từ hình thức thanh toán bằng đất sang bằng tiền.

Tại Hà Nội, hầu hết dự án đều xác định tổng mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai.

Như dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh (quận Long Biên) giảm dự toán 69,2 tỷ, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 754,3 tỷ; Dự án xây dựng đường 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A giảm 251,4 tỷ; Dự án cải tạo và xây dựng hệ thống cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình (quận Long Biên) giảm 26 tỷ, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 59,8 tỷ đồng

Tại một số dự án BT dù đã có văn bản tạm dừng của Bộ Tài chính nhưng vẫn tiến hành giao đất thanh toán cho nhà đầu tư; giao đất chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất trước khi dự án BT hoàn thành…

Còn gần 2 triệu tỷ đồng cho vay tiêu dùng kích thích kinh tế sau dịch

Số liệu được các chuyên gia tính toán dựa trên dư nợ cho vay tiêu dùng chính thức tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, chiếm khoảng 40% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế.

Vàng trong nước bán giá 49 triệu/lượng, vẫn rẻ hơn thế giới

Vẫn giữ ở vùng giá cao 49 triệu đồng/lượng nhưng vàng trong nước hiện rẻ hơn thế giới nửa triệu đồng.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm