Ảnh minh họa. |
Một cô gái tại một xã ở phía nam thành phố Hà Nội bắt xe buýt tới thủ đô để tìm việc, nhưng không may rơi vào cạm bẫy của một phụ nữ bất lương và bà ta đã lừa cô sang Trung Quốc. Tại đây, sau nhiều biến cố, cuối cùng một gia đình Trung Quốc đã mua cô để làm con dâu.
Anh Hien đạp xe nên anh đến Hà Nội sau Hoan. Anh đến bến xe bus nhưng không tìm thấy em gái. Anh lo sợ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Hien từng nghe chuyện những cô gái trẻ biến mất kiểu này. Anh lùng sục khắp thành phố nhưng vô vọng. Anh ngay lập tức nghĩ đến phương án giải cứu. Là người từng trải, anh mường tượng ra sự nguy hiểm. Anh từng ở miền nam Trung Quốc năm 1990 để tìm đường sang Hong Kong kiếm việc. Tuy nhiên, sau đó anh bị các nhà chức trách bắt giữ vì nhập cư trái phép. Anh đã trải qua 7 năm sống trong trại tị nạn dành cho người Việt trên đất người.
Trong khi đó, Hoan tiếp tục gửi thư về. Số tiền và sự tự do ít ỏi cô dành hết vào việc biên thư về nhà. Thư sau tuyệt vọng hơn thư trước.
Ở nhà chồng, Hoan nhận thấy rằng những kẻ gây rối còn bị bán tới những vùng đất xa xôi hơn. Có những nạn nhân người Việt bị bán tới tận Tây Tạng. Chỉ nghĩ đến thế, cô từ bỏ ý định trốn chạy.Không biết tiếng Trung, Hoan cũng không chắc cô đang ở đâu. Tuy nhiên, thư cô cũng tiết lộ những manh mối. Trong thư Hoan miêu tả nơi cô ở là vùng trồng chè gần thị trấn Ying De, cách Quảng Châu khoảng 4 giờ đi xe. Cô cũng vẽ sơ đồ sơ lược, điền các địa danh nổi tiếng ở địa phương.
Anh Hien thấy đã có đủ “vốn liếng” để thực hiện kế hoạch giải cứu em. Anh biết một chút tiếng Trung vì vậy anh có thể giả làm người dân địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch rất nguy hiểm. Anh từng nghe kể chuyện những người đi giải cứu rồi không bao giờ trở về. Bố mẹ cầu xin anh đừng đi. Khi anh ở Hong Kong, mẹ anh từng nghĩ anh đã chết. Giờ bà không muốn sống trong lo sợ mất anh lần nữa.Cuộc giải cứu ngoạn mục
Ba ngày sau, anh đến gần nông trang chè Han Kou, tổ số 6 khi màn đêm buông xuống. 20 nhà nằm ở cuối con đường đất bẩn hiện ra trước mắt. Anh Hien nấp trong bụi chè. Sáng sớm hôm sau, anh thấy em gái đang nấu cơm sáng cho gia đình chồng. Anh thực sự sốc vì thấy mắt cô thâm đen, mặt hốc hác. Người phụ nữ kia khác hẳn cô em đầy đặn và xinh xắn của anh ngày nào. Gặp anh, Hoan không ngăn nổi nước mắt nhưng cô vui vì anh trai đến giải cứu. Tuy nhiên, trong thâm tâm Hoan thực sự lo sợ vì nguy hiểm rình rập anh trai.
Phương án giải cứu của anh Hien đơn giản và còn mơ hồ. Anh sẽ kết bạn với dân làng để họ bớt cảnh giác và sẽ tìm cơ hội cùng em chạy trốn. Anh nói với hàng xóm là anh qua thăm em gái và em rể. Chồng của Hoan là Ng Joy Yip đang đang làm xa tại một nhà máy sản xuất cây thông Noel (Hoan gọi là “chồng” và “bên nhà chồng” nhưng thực chất, cô và anh Ng chưa chính thức kết hôn).
Hàng ngày, anh Hien giao lưu với rất nhiều người già trong làng. Đêm đến, anh ngủ dưới sàn nhà em gái.
Ban đầu người nhà chồng Hoan nghi ngờ nhưng dần dần mức độ cảnh giác của họ giảm. Một ngày nọ, anh Hien quyết định hành động.Khi trời chưa sáng, anh Hien lay Hoan để cô tỉnh giấc, gói ghém hành lý nhanh chóng rồi chạy. Được khoảng 100 m thì hai anh em bị dân làng bao vây. Họ cầm nông cụ trên tay và dọa giết anh. Sau khi xin lỗi nhiều lần, hai anh em được tha mạng. Tuy nhiên, anh Hien nhận ra rằng, anh và Hoan không thể có cơ hội trốn thoát nữa. Anh lại nghĩ cách khác.
Vài ngày sau, chồng Hoan về nhà. Anh Hien tuyên bố anh sắp về Việt Nam mà không mang theo em gái. Tin đó khiến Hoan rất buồn nhưng cô không biết rằng anh trai cô đang có kế hoạch khác. Anh đến lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu để nhờ giúp đỡ.Vì đến Trung Quốc “chui” nên anh Hien đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Tuy nhiên trước sự thành khẩn của anh, lãnh sự quán và cảnh sát Trung Quốc đã vào cuộc, giải cứu Hoan. Hai anh em trở về Việt Nam trong sự cay đắng và uất hận của gia đình nhà Ng.
Hoan sinh con và chưa dám trở về nhà
Vậy là sau 2 tuần ở Trung Quốc, anh Hien đã giải cứu em gái thành công. Cả hai đi về phía biên giới để trở về Việt Nam. Khi qua khu vực biên giới, 5 nhóm người lần lượt hỏi mua Hoan. Vừa tới Việt Nam, hai anh em ăn một bữa cơm với rau và thịt. Hoan chia sẻ: “Đó là bữa ăn ngon nhất với tôi từ trước tới giờ".
Ảnh minh họa. |
Tháng 5/1999, Hoan và anh trai vẫn ở Hà Nội. Hoan cảm động chia sẻ trong các cuộc phỏng vấn tại một căn hộ nhỏ: “Anh Hien đã cứu tôi”. Anh Hien cũng xúc động: “Tôi phải làm điều này trước khi tôi lấy vợ và xây dựng tổ ấm riêng cho mình”.
Ngày 20/6/1999, Hoan trở dạ và sinh con gái tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Sinh xong, cô miễn cưỡng bỏ con. Cô và anh trai đã bị đuổi khỏi nhà thuê vì chủ nhà sợ bà đẻ mang đến vận đen. Hoan vẫn chưa thể về nhà. Cô phải đợi đến khi “trông khá hơn” để gia đình ở quê khỏi mang tiếng với hàng xóm láng giềng.Gia đình chồng Hoan “lỗ đơn lỗ kép”
Bà Ng Zi Fong, mẹ chồng Hoan, cay đắng nói: “Chúng tôi bị lừa”. Bà kể, Hoan không chịu làm việc chăm chỉ và gia đình bà đã đầu từ khoản tiền khổng lồ vào Hoan. Gia đình bà phải mượn hàng xóm tiền để mua Hoan với giá 700 USD. Đó là chưa kể khoản phạt 130 USD mà anh Ng phải nộp vì phạm luật mua cô dâu. Vậy mà Hoan đi không một lời chào từ biệt, thậm chí còn đeo cả khuyên tai của mẹ chồng.
Theo bà Ding, một thành viên của Hội phụ nữ Trung Quốc chia sẻ, những gia đình nghèo như nhà bà Ng không thể thuyết phục các cô gái lấy con trai họ. Vì vậy, họ phải mua cô dâu. Họ không nhận ra đó là điều phạm pháp. Thậm chí, họ còn nghĩ, những người giúp con dâu của họ trốn mới là kẻ phạm pháp.