Huang bị nhóm đàn ông quấy rối, tấn công ở lễ hội té nước. |
Vụ việc xảy ra hồi giữa tháng này tại Lễ hội Té nước, một sự kiện truyền thống được người dân tỉnh Vân Nam tổ chức.
Trong video được chia sẻ, cô gái họ Huang ướt sũng từ đầu đến chân, bị một số du khách nam đứng xung quanh hò hét, bắn súng nước vào người. Nạn nân chỉ có thể bất lực nhìn xung quanh trước khi bị một người đàn ông lao tới xé áo mưa mặc trên người, theo South China Morning Post.
Huang cho biết cô mặc áo mưa đến lễ hội vì đang trong kỳ kinh nguyệt và để tránh bị ướt quá nhiều.
"Nhiều người vây lấy tôi, nước tạt vào mặt tôi rất đau. Thậm chí có người còn xé đồ trên người tôi. Tôi đã rất tức giận và cảm thấy như bản thân sắp gục ngã", cô kể.
Đoạn video được một người bạn nam của Huang ghi lại. Người này cho biết khi đó anh ở khoảng cách xa và không thể đến chỗ bạn mình để can thiệp.
"Những người đàn ông đó bao vây bạn tôi trong khi cô ấy phản đối mạnh mẽ. Một số người đàn ông còn dùng súng nước nhắm bắn vào vùng nhạy cảm của bạn tôi. Cô ấy đã rất tức giận và giờ có ấn tượng tiêu cực về Lễ hội Té nước. Chuyến đi vui vẻ của chúng tôi đã bị hủy hoại".
Lễ hội này tương tự lễ Songkran ở Thái Lan, nơi mọi người dùng đồ vật chứa nước té nước vào nhau để thể hiện thiện chí và lời chúc tốt lành.
Một người đàn ông xé rách áo mưa trên người Huang. |
Một chủ cửa hàng địa phương cho biết người dân thường tạt nước vào những người trẻ tuổi và cố gắng tránh người già, trẻ em. Người này cũng đổ lỗi hành vi tấn công Huang thuộc về du khách đến từ địa phương khác.
"Chúng tôi chỉ vẩy một chút nước tượng trưng cho sự tốt lành. Chúng tôi không sử dụng quá nhiều nước. Khách du lịch đến từ nơi khác đứng đằng sau những hành động cực đoan đó".
Tây Song Bản Nạp là địa điểm du lịch trong nước nổi tiếng với nhiều người Trung Quốc. Theo chính quyền địa phương, kể từ tháng 3, hơn 100.000 du khách đến thăm nơi này mỗi ngày.
Chính quyền địa phương đã nhiều lần kêu gọi người dân cư xử "văn minh" để chấm dứt hành vi quấy rối phụ nữ núp dưới việc tham gia Lễ hội Té nước.
Nhiều vụ việc phụ nữ bị quấy rối trong lễ hội té nước lan truyền trên mạng xã hội thời gian gần đây khiến nhiều dân mạng Trung Quốc lo ngại.
“Đoạn video này khiến tôi không nói nên lời. Những người đứng xem xung quanh không có lương tâm sao?”, một người bức xúc. Nhiều người khác cho rằng sự kiện thường niên này đã biến thành “Lễ hội côn đồ”.
Một người khác nhận xét: “Thật kinh hoàng khi một nhóm đàn ông bắt nạt một phụ nữ. Người đàn ông xé áo mưa của cô ấy là một tên biến thái. Cảnh sát nên bắt giữ anh ta".
Hồi giữa tháng 3, một nữ du khách Nhật Bản cũng bị một nhóm thanh niên ở Ấn Độ vây quanh trên đường phố, ném nước, bột màu lên người rồi cố tình xô đẩy, đụng chạm vào cơ thể. Một nam thiếu niên khác còn lấy trứng đập vào đầu cô gái.
Sự việc xảy ra khu vực Paharganj ở thành phố New Delhi, khi người dân đang tổ chức trên đường phố lễ hội Holi truyền thống hàng năm của đạo Hindu - nơi người tham gia ném bột màu vào nhau.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.