Nữ quản lý khách sạn bị chỉ trích vì ngăn việc cứu người mắc kẹt. Ảnh: Baidu. |
Sự việc xảy ra tại một khách sạn ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hôm 9/4. Do sự cố mất điện, con gái của một người đàn ông và một số người khác bị mắc kẹt trong thang máy.
Trong khi khách sạn tìm cách khôi phục nguồn điện, người cha sốt ruột, sợ con gặp nguy hiểm trong không gian thiếu khí nên đã gọi cứu hỏa tới hiện trường giải cứu. Tuy nhiên, người quản lý giấu tên của khách sạn lại yêu cầu lực lượng cứu hỏa không được cạy cửa thang máy cứu người vì có thể làm hỏng thang.
Trong đoạn video ghi lại vụ việc, người cha kích động, mất bình tĩnh trước hành động của nữ quản lý, theo South China Morning Post.
"Chúng tôi phải đợi bao lâu nữa, đã đợi 35 phút rồi", ông tức giận nói.
Hành động cản trở của người quản lý gây phẫn nộ trên mạng. Ảnh minh họa: 163. |
Sau đó, ông quay sang chỉ về hướng lực lượng cứu hỏa, nói họ đã sẵn sàng giải cứu người mắc kẹt.
"Đừng làm hỏng thang máy của chúng tôi", người quản lý nói, khiến ông bố càng thêm tức giận. Nữ quản lý chỉ nhìn người cha trong chốc lát rồi cố gắng bỏ chạy khỏi hiện trường.
Nếu không có sự chấp thuận của người quản lý, lực lượng cứu hỏa không thể làm gì khác ngoài đứng nhìn.
May mắn là sau đó, nguồn điện được khôi phục, các nạn nhân mắc kẹt ra khỏi thang máy một cách an toàn.
Sau khi được chia sẻ trên mạng, hành động của người quản lý khiến nhiều người phẫn nộ. Bài đăng cũng thu hút 7.900 bình luận về vụ việc.
"Người quản lý đó tính chịu trách nhiệm như thế nào nếu lời nói của cô ta có thể dẫn đến hậu quả có người bị thương hoặc chết?", một người hỏi.
Một người khác bức xúc: "Sao người quản lý không thay đổi suy nghĩ vậy? Có vẻ như cô ta không quan tâm đến cuộc sống của người khác".
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.