Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cổ đông VietinBank sắp nhận hơn 3.800 tỷ đồng tiền mặt

Đây là số cổ tức VietinBank chi trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%/cổ phiếu, tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu CTG sẽ nhận về 800 đồng, tổng số tiền dự kiến chi ra là 3.845 tỷ.

Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (CTG) vừa thông qua nghị quyết về việc chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%/cổ phiếu.

Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu CTG sẽ nhận về 800 đồng tiền mặt. Với vốn điều lệ hiện tại ở mức 48.058 tỷ, VietinBank có tương ứng hơn 4,8 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, nhà băng này sẽ phải chi khoảng 3.845 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức cho các cổ đông đợt này.

Trong đó, riêng Ngân hàng Nhà nước - đại diện sở hữu vốn Nhà nước tại VietinBank - sẽ nhận về khoảng 2.500 tỷ tiền mặt từ việc sở hữu gần 65% vốn điều lệ ngân hàng. Tương tự, cổ đông chiến lược của VietinBank - The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ - với gần 20% vốn nắm giữ cũng sẽ nhận về khoảng 760 tỷ đồng đợt này.

Theo nghị quyết, ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông VietinBank nhận cổ tức là 15/12 và ngày thực hiện dự kiến là 17/1/2022.

VietinBank cho biết sẽ thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 5% trước khi thực hiện chi trả cổ tức (lợi tức cổ phần) năm 2020 cho cổ đông là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo danh sách chốt ngày 15/12.

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG TẠI VIETINBANK
Nguồn: CTG
NhãnNgân hàng Nhà nướcThe Bank of Tokyo Mitsubishi UFJIFC Capitalization FundCổ đông khác
Tỷ lệ sở hữu % 64.519.73.312.5

Đây cũng là lần thứ 2 trong năm nay VietinBank chia cổ tức. Trong lần trước đó, ngân hàng này đã trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 5%/cổ phiếu cho phần lợi nhuận ghi nhận được trong năm 2019.

Ngoài ra, VietinBank cũng đã phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 29% vào đầu tháng 7.

Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính quý III của VietinBank cho biết ngân hàng này đã thu về tổng cộng 13.910 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng đầu năm nay, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lợi nhuận trước thuế riêng quý III là hơn 3.060 tỷ đồng, tăng 5%.

Tính đến cuối tháng 9, VietinBank có tổng tài sản đạt gần 1,44 triệu tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Các chỉ số tài chính quan trọng của ngân hàng gồm cho vay khách hàng đạt hơn 1,8 triệu tỷ, tăng 6,8% và tiền gửi của khách hàng là 1,07 triệu tỷ, tăng 8%.

Đáng chú ý, tổng số dư nợ xấu đến cuối tháng 9 của ngân hàng đã tăng gấp đôi so với đầu năm lên mức 18.096 tỷ đồng. Kéo theo là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 0,89% lên 1,67%.

Trong đó, riêng nợ nghi ngờ tăng hơn 6 lần, vào khoảng 11.630 tỷ, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn tăng 61%.

Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết lý do khiến nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng trong giai đoạn vừa qua là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, VietinBank vẫn giữ nguyên tắc xử lý nợ xấu là tăng trích lập dự phòng và thận trọng xử lý.

Ông Bình cho biết với diễn biến hiện nay, VietinBank gần như chắc chắn sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra và kiểm soát nợ xấu ở mức 1,4%, đồng thời đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 169%.

Với tỷ lệ này, dự kiến năm nay ngân hàng sẽ dành khoảng 17.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTG đang giao dịch quanh vùng 34.000 đồng/đơn vị, vẫn cao hơn 24% so với đầu năm. Tuy nhiên, so với giá đỉnh ghi nhận hồi cuối tháng 6 (vùng trên 42.000 đồng/đơn vị), cổ phiếu ngân hàng này đã giảm ròng gần 25% trong 5 tháng gần nhất.

Người dân đang dùng thẻ ATM ngân hàng nào nhiều nhất?

Tính riêng thị trường thẻ ghi nợ nội địa (ATM), VietinBank, Agribank và BIDV đang là 3 nhà băng chiếm thị phần lớn nhất với lần lượt 18%; 17% và 16% số lượng thẻ đang lưu hành.

Chủ tịch VietinBank: Sẽ dành 17.000 tỷ đồng trích lập dự phòng năm nay

Theo lãnh đạo VietinBank, với mức trích lập dự phòng cả năm nay khoảng 17.000 tỷ, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng đến cuối năm sẽ đạt 169%, bộ đệm đủ tốt cho năm 2022.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm