Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô dâu Triều Tiên 'lén lút' mặc váy trắng

Nếu trong đám cưới cô dâu không mặc Hanbok thì hãy coi chừng…

Cô dâu Triều Tiên 'lén lút' mặc váy trắng

Nếu trong đám cưới cô dâu không mặc Hanbok thì hãy coi chừng…

Đi ăn cưới chớ mang giày mới

Chú rể Jeong và cô dâu Kim vốn được khen là một cặp đẹp đôi, môn đăng hộ đối. Bố cô dâu là giám đốc một công ty làm ăn phát đạt, thu về nhiều ngoại tệ. Gia đình chú rể cũng thuộc hàng thượng lưu, có của ăn của để.

Trong khi ở Triều Tiên, một đám cưới với chi phí 500.000 won đã được cho là xa xỉ, thì nhà Jeong – Kim đã chi tới hơn 5 triệu won cho hôn lễ của con mình vào tháng 1/2008. Bố chú rể thậm chí còn hào phóng mua tặng con dâu một chiếc váy cưới màu trắng trị giá 3.000 won.

Thế nhưng, với số tiền đã bỏ ra, thay vì được tổ chức ầm ĩ, đám cưới lại lặng lẽ diễn ra bên trong nhà, trước sự chứng kiến của số ít họ hàng, bạn bè thân thiết. Những người được nhìn thấy cô dâu mặc chiếc váy cưới màu trắng lại còn ít hơn. Chỉ những người rất gần gũi mới biết bí mật này.

 

 Trang phục cưới kiểu mẫu ở Triều Tiên: cô dâu mặc Hanbok, chú rể mặc quân phục.

Nguyên nhân là bởi nếu tất cả những sự xa hoa này lộ ra, cả hai gia đình sẽ phải chịu sự chỉ trích vì vi phạm quy tắc xã hội, theo đó, đám cưới chỉ nên được tổ chức tiết kiệm, cô dâu mặc Hanbok truyền thống, còn chú rể mặc vest hoặc quân phục.

Những tình huống như thế này không phải là điều hiếm gặp trong tầng lớp thượng lưu của Triều Tiên. Không ít cô dâu đã mặc váy cưới trắng và chịu bỏ ra một số tiền lớn cho đám cưới theo kiểu phương Tây. Có điều, tất cả đều diễn ra trong vòng bí mật và hạn chế tối đa việc gây chú ý.

Điểm đặc biệt của các đám cưới ở Triều Tiên là khách tới dự chỉ mặc quần áo bình thường và đi giày cũ, thậm chí là đã mòn. Bởi hầu hết các đám cưới ở quốc gia này đều diễn ra bên trong nhà cô dâu chú rể, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải bỏ giày dép để ở bên ngoài. Nguy cơ mất đồ là rất cao khi mà có rất nhiều người ra vào, đó là chưa kể tới việc họ có thể “quá chén” trong cuộc vui mà đi nhầm giày người khác.

“7 đồ dùng” khiến nhà gái… méo mặt

Theo truyền thống ở Triều Tiên, gia đình chú rể sẽ phải chuẩn bị đồ cưới cho cô dâu và lo nhà cửa cho đôi trẻ, còn gia đình cô dâu sẽ sắm đồ cưới cho chú rể, đồng thời chuẩn bị bàn ghế, các vật dụng cho gia đình nhỏ của con mình.

 

Một đám cưới ở Triều Tiên.

Bởi hầu hết người Triều Tiên đều sống trong những căn nhà thuê của nhà nước với giá tương đối thấp - chủ yếu chỉ mang tính tượng trưng và rẻ hơn nhiều so với giá thuê nhà tiêu chuẩn ở hầu hết các quốc gia khác, nên gánh nặng thực sự đặt trên vai nhà gái. Nhiều gia đình thậm chí đã phải bắt đầu tích góp, chuẩn bị của hồi môn ngay khi cô con gái bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.

Với những gia đình giàu có, con gái về nhà chồng sẽ mang theo một vài, hoặc tất cả trong bộ “7 đồ dùng” - biểu hiện của sự sung túc nhất ở Triều Tiên - bao gồm tivi, tủ lạnh, đầu video, máy ảnh, máy giặt, máy khâu, quạt.

Ngược lại, các gia đình bình thường đa phần sẽ chỉ giới hạn của hồi môn là đồ dùng nhà bếp, chăn và tủ gỗ. Đặc biệt, chăn được vừa được coi là một vật dụng cần thiết, vừa được coi là đồ trang trí. Nó quan trọng tới mức người Triều Tiên có câu nói đùa rất nổi tiếng là khách đến đám cưới xem chăn hơn là xem cô dâu.

Theo Trí Thức Trẻ 

Theo Trí Thức Trẻ 

Bạn có thể quan tâm