Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện tình của 'bà đầm thép' và doanh nhân giàu có

Với tình yêu vô bờ bến với người vợ xinh đẹp và tài giỏi Margaret Roberts, Denis Thatcher, một doanh nhân có tiếng của Anh, không ngại đứng sau làm hậu phương vững chắc để "bà đầm thép" nổi danh khắp thế giới.

Chuyện tình của 'bà đầm thép' và doanh nhân giàu có

Với tình yêu vô bờ bến với người vợ xinh đẹp và tài giỏi Margaret Roberts, Denis Thatcher, một doanh nhân có tiếng của Anh, không ngại đứng sau làm hậu phương vững chắc để "bà đầm thép" nổi danh khắp thế giới.

Ảnh cặp đôi Margaret và Denis Thatcher trong ngày cưới tại London, 13/12/1951.

Denis Thatcher (10/5/1915 – 26/6/2003) là một doanh nhân giàu có người Anh. Ông nổi tiếng vì là chồng của nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Anh đứng đầu Chính phủ.

Cuộc gặp vào tháng 2/1949 tại Dartford là “định mệnh” với 2 người. Denis Thatcher gặp Margaret Roberts, khi đó bà là một nhà hóa học trẻ tuổi. Tình yêu nồng cháy kết thúc có hậu bằng đám cưới ngày 13/12/1951 tại City Road, London (Anh). Ngày 15/8/1953, bà Thatcher sinh hạ một cặp sinh đôi một gái một trai, Carol và Mark.

Trước khi đến với Margaret, ông Denis đã có một đời vợ nhưng cuộc hôn nhân chỉ kéo dài trong 6 năm (1942–1948) và không có con chung. Lý do vì chiến tranh, ông Thatcher phải phục vụ trong quân ngũ. Ông và người vợ cũ rất ít khi được ở bên nhau và người vợ đã tìm cho mình một bờ vai khác. Đây là một cú sốc lớn đối với người đàn ông này, đó có thể là lý do vì sao ông giấu các con chuyện đã có một đời vợ. Mãi đến năm 1976, truyền thông đưa tin, các con của ông mới biết chuyện bố từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ.

Khi cưới bà Margaret, ông Thatcher ở tuổi 36 và đã là một doanh nhân giàu có. Ông không ngại đầu tư cho vợ học ngành luật và đồng hành cùng bà trong cuộc sống. Rồi khi bà Thatcher trở thành nữ Thủ tướng Anh đầu tiên trong lịch sử đất nước, ông Denis đã gạt cái mặc cảm đứng sau một người phụ nữ quyền lực và nổi tiếng. Hơn thế nữa, ông còn trở thành một người bạn đồng hành, một hậu phương vững chắc sẻ chia với vợ. Cảm nhận được tình yêu của chồng, bà Margaret cũng rất đề cao sự hỗ trợ này. Trong cuốn tự truyện của mình, bà viết: “Tôi sẽ không thể giữ vai trò Thủ tướng Anh trong 11 năm nếu không có Denis bên cạnh”.

Bức ảnh bà Thatcher chụp cùng chồng và 2 con năm 1976.

Là chồng của một người đứng đầu đất nước, ông Thatcher đã giúp vợ vượt qua được những lúc căng thẳng trong công việc và đưa ra lời khuyên tốt cho vợ. Trong dịp kỷ niệm 10 năm giữ chức Thủ tướng Anh năm 1989, ông Denis khuyên bà nên từ chức vì cảm nhận được rằng bà sẽ phải từ nhiệm trong thời gian tới. Nhiều người ca tụng bà là nhà cải cách kinh tế, người hùng của nước Anh. Phe cánh tả nói bà hủy hoại nền công nghiệp truyền thống. Còn với ông Denis, bà là vợ, là người bạn tốt nhất và là mẹ của 2 con ông, Mark và Carol.

Bà Thatcher từng thừa nhận về người bạn đời của mình: “Ông ấy luôn cho tôi những lời tư vấn khôn ngoan và bình luận sắc sảo. Tôi nghĩ điều tuyệt vời ở ông ấy là luôn khiến tôi tự nguyện chia sẻ suy nghĩ. Nếu tôi buồn hoặc nghĩ rằng tôi đã làm điều gì đó ngu ngốc, chúng tôi sẽ nói chuyện với nhau và ông ấy khiến tôi thấy đó là việc có ý nghĩa”.

Ông Thatcher cũng dành tình cảm yêu mến và tôn trọng vợ. Ông chia sẻ đầy tự hào: “Tôi đã cưới một trong những người phụ nữ vĩ đại nhất thế giới. Tất cả những gì tôi có thể làm, dù là nhỏ, là tình yêu và sự chung thủy”.

Về mặt chính trị, ông Thatcher hầu hết đều ủng hộ vợ và không thể hiện sự bất đồng nào với vợ trước công chúng.

Con gái của 2 người, Carol, hồi tưởng về cha mình: “Cha luôn giải quyết các tình huống khó với sự hài hước. Nếu có điều gì đó căng thẳng, cha thường tự trấn an mình và nói: “Hãy nghỉ ngơi”. Cha sống bằng sự lạc quan, cũng hút thuốc và hưởng thọ 88 tuổi”.

Sau chuyến thăm con trai Mark ở Nam Phi hồi tháng 4/2003 thì đến giữa tháng 6 năm đó, ông Thatcher phải nhập viện. Ông bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy và qua đời vào ngày 26/6/2003, hưởng thọ 88 tuổi và sau 52 năm chung sống với vợ, Margaret Thatcher - người qua đời hôm qua, 8/4, ở tuổi 87.

Một bức ảnh năm 1953 của bà Thatcher và 2 con sinh đôi, Carol và Mark.
Bà Thatcher cùng chồng trong ngày bà đắc cử Thủ tướng Anh nhiệm kỳ đầu năm 1979.
Cặp đôi năm 1979.
 

Cặp đôi trong dịp nghỉ mát tại Poolston, Cornwall năm 1987.

 
 Năm 1993 sau khi "bà đầm thép" rời số 10 phố Downing.
Bức ảnh cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher chụp cùng con trai Mark và con dâu Sarah năm 2011.
Tình cảm yêu thương của cặp vợ chồng đã trải qua nhiều sóng gió.

Những sách lược ngoại giao làm nên 'bà đầm thép'

Nắm quyền chèo lái nước Anh đúng thời điểm Chiến tranh Lạnh đang ở mức cao trào, những chính sách ngoại giao của “bà đầm thép” Margaret Thatcher không chỉ phục hồi vị trí nước Anh mà còn khiến thế giới mãi nhớ đến bà.

Ngoài những chính sách về kinh tế được coi là “bảo bối” giúp hồi sinh nền kinh tế Anh, tên tuổi của “bà đầm thép” Margaret Thatcher còn mãi gắn với Chiến tranh Lạnh bởi những sách lược cứng rắn mà bà thi hành trong chính sách đối ngoại suốt thời gian nắm quyền. Sau bài phát biểu năm 1976, một tờ báo của Liên Xô đã dành tặng bà biệt danh “Iron lady” (bà đầm thép) và nó gắn liền với tên tuổi Margaret Thatcher.

Không chỉ gặp mặt và tiến hành hội đàm với hàng loạt nhà lãnh đạo phương Tây, Margaret Thatcher còn thường xuyên gặp mặt lãnh đạo phe Xã hội chủ nghĩa. Bà cũng là người đứng trước Quốc hội Mỹ năm 1985 để tuyên bố ủng hộ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược của Tổng thống đời thứ 40 Ronald Reagan. Chính bà cũng tiến hành các chuyến thăm tới Hungary, Ba Lan và Liên bang Xô Viết khi Chiến tranh Lạnh đang phủ bóng toàn cầu.

Nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher cùng Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại Trại David ngày 22/12/1984. Bức hình cho thấy tình đồng minh sâu sắc của Anh và Mỹ trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang phủ bóng trên toàn thế giới.
Bà Margaret Thatcher khi còn là lãnh đạo Đảng Bảo thủ Anh, thử cảm giác ngồi trên chiếc xe tăng của Trung đoàn 7, Sư đoàn Hoàng Gia ở Herford, miền Tây nước Đức ngày 23/1/1976. Ngoài tình đồng minh với Mỹ, mối giao hảo giữa Anh và các quốc gia Tây Âu cũng là điều vô cùng quan trọng nhằm tạo đối trọng với Liên Xô.
Cái bắt tay giữa Margaret Thatcher với cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak ngày 6/2/1982 khi ông này có chuyến thăm tới London, Anh. Vào thời điểm ấy, Hosni Mubarak vẫn còn là đồng minh thân cận của phương Tây ở Trung Đông.
Margaret Thatcher trong chuyến thăm Moscow ngày 29/3/1987.
Ngày 24/9/1982, “bà đầm thép” có cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người tiến hành những cải cách lớn đối với Trung Quốc theo phương hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", tại Đại lễ đường Nhân dân.
“Bà đầm thép” đi chợ ở trung tâm Budapest, Hungary ngày 4/2/1984. Có lẽ, Margaret Thatcher là nhà lãnh đạo phương Tây tích cực nhất tiến hành chuyến thăm tới các quốc gia Cộng sản.
Ngày 4/11/1988, bà Thatcher mang hoa tới đặt tại đài tưởng niệm những công nhân đóng tàu thiệt mạng trong cuộc biểu tình năm 1970 trong chuyến công du tới Gdansk, Ba Lan.
“Bà đầm thép” Margaret Thatcher tiến hành cuộc gặp tại Điện Kremlin với Mikhail Gorbachev, cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết. Bà Thatcher cũng là một trong những lãnh đạo phương Tây đầu tiên ủng hộ chính sách của Mikhail Gorbachev.
Bà Thatcher hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Czech Vaclav Havel khi ông này có chuyến thăm đầu tiên tới Anh ngày 21/3/1990.
Bà đầm thép Margaret Thatcher đặt tay trên tấm quốc kỳ Mỹ phủ trên quan tài cố Tổng thống Ronald Reagan khi thi hài ông được quàn bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 9/6/2004.

Trịnh Duy - Đỗ Quyên

Theo Infonet

Trịnh Duy - Đỗ Quyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm