Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện lạ lùng ở nơi tổ chức trận chung kết World Cup

Giới chức Qatar đã thay đổi diện mạo bên ngoài của sân vận động Lusail trước những ý kiến chỉ trích về cách đối xử với lao động nhập cư.

Bức ảnh của các lao động nhập cư trước sân vận động Lusail, Qatar, được chụp trước thềm World Cup. Sau khi World Cup khởi tranh, chúng đã bị gỡ bỏ. Ảnh: New York Times.

Trước World Cup, sân vận động Lusail của Qatar - địa điểm sẽ tổ chức trận chung kết World Cup 2022 ngày 18/12 - được trang trí bởi bức họa đặc biệt. Đó cũng là nơi mà Saudi Arabia đã làm nên cơn địa chấn khi đánh bại Argentina ở loạt trận đầu bảng C hôm 22/11.

Trên bức họa là gương mặt của hàng nghìn người lao động nhập cư đã góp công xây nên sân vận động. Theo giới chức Qatar, đây là cách quốc gia này tri ân những người đã đóng góp vào công tác tổ chức World Cup, New York Times cho biết.

Tuy nhiên, khi ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới khởi tranh, những gương mặt cũng biến mất. Thay vào đó, cổ động viên tới theo dõi các trận đấu chỉ nhìn thấy một bức tường in logo và những khẩu hiệu của World Cup.

Giới chức Qatar không đưa ra lời giải thích chính thức cho động thái này. Theo tiết lộ từ hai quan chức, người Qatar lo ngại bức tường sẽ làm dấy lên sự chú ý tới vấn đề lao động nhập cư.

Thay đổi của ban tổ chức

Sau khi bài báo của New York Times về vấn đề trên được đăng tải, ủy ban tổ chức World Cup của Qatar cho biết họ gỡ các bức ảnh vì sân vận động “đang trong giai đoạn tổ chức giải đấu. Do đó, khu vực phía ngoài sân vận động được trang trí theo bộ nhận diện của FIFA World Cup”.

Ủy ban tổ chức World Cup cũng nói bóng gió đến việc đưa các bức ảnh trở lại sau khi sự kiện qua đi.

“Trong khuôn khổ kế hoạch biến sân vận động Lusail thành một di sản, ủy ban tổ chức đang hoàn tất bản thiết kế để biến đây thành nơi kỷ niệm lâu dài, ghi nhận đóng góp của những người đã xây dựng nên sân vận động”, cơ quan trên tuyên bố.

lao dong nhap cu qatar anh 1

Bức tường bên ngoài sân vận động Lusail trong mùa World Cup. Ảnh: New York Times.

Hàng triệu lao động nhập cư từ khắp ngóc ngách trên thế giới đã đổ tới vùng Vịnh với mong muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tại đây, họ trở thành công nhân xây dựng, người giúp việc nhà và làm nhiều công việc khác.

Ông Hassan Al-Thawadi, trưởng ban tổ chức World Cup của Qatar, xác nhận trong một cuộc phỏng vấn hôm 29/11 rằng khoảng 400-500 công nhân nhập cư đã thiệt mạng trong các dự án xây dựng liên quan đến World Cup.

Trong các cuộc phỏng vấn, một số người hâm mộ thừa nhận họ cảm thấy không thoải mái khi vui chơi ở những địa điểm được xây dựng bởi mồ hôi, nước mắt của người khác.

“Nếu không có họ, chúng tôi không thể ở đây, những du khách không thể ở đây, các cầu thủ cũng không thể ở đây”, Ezequiel Gatti, cổ động viên người Argentina, nói sau chiến thắng của Argentina trước Mexico, cũng được tổ chức trên sân Lusail.

Fernando Lalo, một cổ động viên từ thủ đô Buenos Aires (Argentina), không biết về những bức ảnh từng được trưng bày bên ngoài sân Lusail. Dù vậy, anh hy vọng chúng sẽ được phục hồi sau khi giải đấu kết thúc.

“Chúng cần được trưng bày để mọi người có thể nhìn thấy và biết (về họ)”, Lalo nói.

Công sức lao động nhập cư

Ngay trước khi Qatar thi đấu trận mở màn World Cup 2022 tại sân Lusail, nhiều công nhân vẫn đang xây dựng các tòa nhà cao tầng quanh sân vận động. Nhiều người cho biết họ từng nhìn thấy các bức ảnh, nhưng không biết rằng chúng đã bị gỡ bỏ.

lao dong nhap cu qatar anh 2

Các công nhân xây dựng làm việc tại sân Lusail, tháng 12/2019. Ảnh: Reuters.

Giống như hầu hết quốc gia vùng Vịnh, Qatar phụ thuộc nặng nề vào lao động nhập cư. Hơn 2,5 triệu người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Qatar. Lao động nhập cư chiếm khoảng 90% dân số quốc gia vùng Vịnh này, AFP cho biết.

“World Cup không thể diễn ra nếu không có họ”, ông Nicholas McGeehan, đồng Giám đốc Fair Square - tổ chức bảo vệ quyền lợi của lao động nhập cư tại Qatar - nói. “Họ đã xây nên và duy trì mọi thứ. Nếu họ biến mất vào ngày mai, mọi thứ sẽ đình trệ".

Gần đây, Qatar đã ban hành các biện pháp cải cách lao động được coi là toàn diện hàng đầu trong khu vực. Chính sách của Doha bao gồm bãi bỏ hệ thống kafala - vốn gắn người lao động vào một chủ sử dụng lao động. Đây được coi là một nguyên nhân gây ra tình trạng lạm dụng lao động nước ngoài.

Bên cạnh đó, Qatar cũng ban hành quy định về tiền lương tối thiểu khoảng 300 USD/tháng.

Tuy vậy, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các thách thức vẫn còn đó.

“Chúng tôi đều công nhận công việc vẫn chưa kết thúc. Dựa trên cơ sở này, chúng tôi sẽ đối phó với những khoảng trống trong khâu thực thi, đảm bảo mọi người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ hưởng lợi từ những cải cách lớn này”, ông Ruba Jaradat, Giám đốc khu vực của ILO tại các quốc gia Arab, tuyên bố, theo Al Jazeera.

Người được chú ý hơn cả Messi, Ronaldo ở World Cup Qatar Một nhân viên chỉ đường đến ga điện ngầm ở Qatar đã trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội với phong cách chỉ dẫn thú vị và sự tử tế với người hâm mộ.

Những cuốn sách hay về thể thao

Tủ sách thể thao mang tới những câu chuyện thể thao quá khứ và hiện tại, những bí mật hậu trường, những giải đấu, ký ức của những cựu danh thủ, HLV, các huyền thoại như Sir Alex Ferguson, Steven Gerrard, Park Hang-seo, Lê Công Vinh...

Beckham ở phòng khách sạn 23.000 USD/đêm tại Qatar

Khách sạn nơi cựu danh thủ người Anh David Beckham đang ở để tiện theo dõi các trận World Cup tại Qatar nằm ở khu đắt đỏ của đất nước, với giá 23.000 USD một đêm.

Lạc đà Qatar 'còng lưng' vì World Cup

Những con lạc đà ở Qatar đang phải "làm thêm giờ" để phục vụ nhu cầu của hàng dài khách quốc tế đổ về đây xem World Cup và muốn tranh thủ trải nghiệm văn hóa tại quốc gia này.

Sri Lanka co tong thong moi hinh anh

Sri Lanka có tổng thống mới

0

Tổng thống đắc cử Anura Kumara Dissanayake cho biết chính quyền của ông sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và nhiệm vụ chính của ông là tạo ra "nền văn hóa chính trị mới".

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm