Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện IS mua phân bón để giết người

Vận chuyển phân bón sang Syria tạo nhiều việc làm cho người dân ở một thành phố vùng biên của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mới là đối tượng hưởng lợi lớn nhất.

Nhóm công nhân bốc những bao
Nhóm công nhân bốc những bao ammonium nitrate lên xe kéo tại điểm tập kết ở thành phố Akcakale để đưa sang Syria. Ảnh: New York Times

Những người công nhân làm việc cả ngày để chất những bao phân bón lên xe đẩy tại thành phố Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ rồi đưa chúng qua cửa khẩu – nơi kết nối đô thị vùng biên với thành phố Tel Abyad của Syria, New York Times mô tả.

Thành phố Tel Abyad ở bên kia biên giới chịu sự kiểm soát của những chiến binh cực đoan thuộc Nhà nước Hồi giáo (IS), bởi một lá cờ đen đang tung bay ở trung tâm thành phố. Ammonium nitrate là loại phân bón khá phổ biến trong nông nghiệp, song những kẻ khủng bố trên khắp thế giới – bao gồm IS – cũng dùng nó để chế tạo chất nổ.

Rất ít người dân ở Akcakale nghĩ rằng phân bón sẽ tới tay nông dân Syria.

“Nó không phục vụ việc đồng áng. Người ta mua nó để chế tạo bom”, Mehmet Ayhan, một chính trị gia đối lập tại Akcakale và đang tranh cử vào Quốc hội, phát biểu. Ông không phản đối việc bán ammonium nitrate, bởi nó tạo ra việc làm cho thành phố nghèo.

“Nếu người dân Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ hoạt động vận chuyển phân bón thì đó là việc tốt. Tôi không quan tâm phân bón sẽ đến nơi nào ở bên kia”, Ayhan bình luận.

Sự trỗi dậy của IS ở Iraq và Syria khiến cả thế giới cảm thấy lo ngại. Châu Âu đang cố gắng ngăn chặn các tín đồ Hồi giáo trốn khỏi đất nước để tham gia phong trào thánh chiến. Mỹ đang dẫn dắt các nước Arab không kích IS. Thổ Nhĩ Kỳ cam kết ngăn chặn các chiến binh nước ngoài vượt qua biên giới phía nam của họ để gia nhập lực lượng thánh chiến.

Song hoạt động vận chuyển ammonium nitrate một cách lộ liễu vào lãnh thổ của IS khiến giới quan sát đặt ra những câu hỏi về cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc cô lập những lãnh thổ lân cận thuộc quyền kiểm soát của IS.

Giới phân tích nhận định rằng, gần đây Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện nhiều nỗ lực để siết chặt an ninh ở biên giới và chặn chiến binh ngoại quốc. Nhưng họ vẫn cho phép hoạt động mậu dịch xuyên biên giới. Thực trạng ấy giúp IS có thể tiếp cận nhiều loại hàng hóa, từ nước tăng lực tới phân bón.

“Hoạt động mậu dịch vẫn tiếp tục diễn ra ở miền bắc Syria. IS chỉ là một trong những bên tham gia giao dịch, song họ là đối tượng hưởng lợi từ chính sách mậu dịch của Thổ Nhĩ Kỳ”, Aaron Stein, một nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ của Viện Royal United Services, lập luận.

Lộ diện kẻ chủ mưu điều khiển hoạt động của IS

Kẻ đứng sau và giật dây tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chính là một cựu nhân viên tình báo dưới thời cố tổng thống Saddam Hussein.

Những mối quan hệ xuyên biên giới là nét đặc trưng của Akcakale, nơi khoảng 90.000 người Thổ sinh sống và đối diện với thành phố Tel Abyad của Syria qua biên giới. Hai thành phố có quá nhiều mối liên hệ về mặt gia đình và thương mại đến nỗi người dân nói rằng chúng từng giống như một thành phố.

Song chiến tranh đã chia cắt hai thành phố. Giờ đây số lượng người Syria tị nạn ở Akcakale còn lớn hơn cả người Thổ. Họ mở nhà hàng và sẵn sàng nhận những công việc với thù lao thấp. Trước đây dân buôn lậu vận chuyển đường, trà và xi măng sáng Tel Abyad, nhưng giờ đây họ đưa chiến binh thánh chiến ngoại quốc qua biên giới.

Một dân buôn lậu Thổ Nhĩ Kỳ từng giúp phiến quân Syria vận chuyển hàng và người qua biên giới. Sau đó, theo lời kể của anh, IS đề nghị anh đưa chiến binh vào Syria với giá 35 USD/người. Anh đưa 25 người sang Syria (phần lớn họ là người ngoại quốc) trước khi ngừng vì lo ngại IS có thể đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tôi làm việc cho họ khoảng hai tháng và giờ đây tôi vẫn hối hận vì đã giúp những công dân nước ngoài vào Syria”, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ nói. Anh giấu tên vì sợ chiến binh thánh chiến trả thù.

Bên ngoài một cửa khẩu biên giới trong một ngày gần đây, khá nhiều người Syria xếp hàng để về nhà. Gần đó, thương nhân bán bánh sandwich, đồ uống và thuốc lá – loại hàng mà IS cấm. Họ cũng bán áo trùng đen dành cho những phụ nữ cần tuân thủ quy định về trang phục của IS.

Nasser al-Ali, 30 tuổi, là một trong những người xếp hàng. Anh đưa một điếu thuốc lên miệng với cánh tay có hình xăm. IS cũng cấm người dân xăm cơ thể.

“Tôi có thể ném điếu thuốc và che vết sẹo”, anh chàng vừa nói vừa nhún vai.

Theo Nasser, tìm việc là một thách thức lớn ở Raqqa (một thành phố của Syria đang chịu sự kiểm soát của IS), song cuộc sống trong vùng IS kiểm soát không quá tệ.

“Chẳng ai động tới bạn nếu bạn không làm phiền người khác”, anh giải thích.

Trước câu hỏi về việc IS có thể tồn tại lâu dài hay không, Nasser cười và nói: “Đó là ý Thượng đế”.

Phiến quân IS hãm hiếp tập thể bé 9 tuổi

Các nhân viên cứu trợ tiết lộ, các tay súng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) liên tục hãm hiếp một bé gái 9 tuổi khiến em mang thai.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm