Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia phân tích biểu hiện mối quan hệ dưới góc độ tâm lý

Đằng sau câu nói tưởng chừng đơn giản “mình còn cần nhau” là hàng loạt vấn đề về tổ chức cuộc sống, kết nối mối quan hệ, sự dụng tâm dành cho đối phương.

Khoa học tâm lý định nghĩa quan hệ giữa người với người là sự gắn kết liên nhân cách, nảy sinh trên cơ sở huyết thống (hay còn gọi là quan hệ mặc định). Song song, khi gia nhập đời sống xã hội, mỗi người thiết lập các mối quan hệ cá nhân dựa trên nền tảng thuyết nhu cầu. Tuy nhiên, quá trình vun bồi tình cảm từ lạ thành thân thường không đơn giản.

Nguồn cội cảm xúc “cần nhau” dưới lăng kính tâm lý học

Lý giải sâu hơn, Tiến sĩ Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A phân tích trong 5 bậc nhu cầu của thuyết Maslow, khao khát sinh tồn thể hiện ở xu hướng muốn ở cạnh người không có yếu tố bạo hành, không gây nguy hại sinh mệnh.

Song, nếu loài vật đặt nhu cầu an toàn thể lý lên trên hết, con người còn mong cầu an toàn về mặt tâm lý. Đó là nền tảng của tầng tháp số 2 - nhu cầu an toàn. Trước khi bước vào trạng thái gắn bó với ai đó, chúng ta thường có động thái cân nhắc việc có hay không bị tấn công tâm lý.

Prudential,  cam xuc can nhau anh 1

5 bậc nhu cầu trong thuyết Maslow gồm: Khao khát sinh tồn, an toàn, được thuộc về, được tôn trọng và thể hiện bản thân.

Nhu cầu thuộc về thể hiện ở khía cạnh đối phương có thừa nhận bạn đang hiện hữu trong cuộc đời họ. Ở bậc nhu cầu được tôn trọng, chúng ta thường mong muốn đối phương lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, đồng thời hồi đáp theo cách ưu tiên.

Cuối cùng là nhu cầu thể hiện. Bạn có xu hướng phô bày mọi góc cạnh của chính mình, từ ưu đến khuyết điểm, với người kia mà không cần nghĩ suy.

Trên nền tảng được đáp ứng 5 nhu cầu cơ bản, con người tìm đến đối phương và nuôi dưỡng mối quan hệ. Quan trọng hơn, chuyên gia tâm lý nhìn nhận thuyết nhu cầu như “công cụ” để đánh giá chất lượng mối quan hệ, giúp mỗi người đưa ra quyết định đầu tư bao nhiêu tâm lực, nỗ lực vun bồi ra sao.

Trong 5 bậc nhu cầu, cảm xúc cần nhau nảy sinh ở tầng tháp thứ ba - nhu cầu được thuộc về. Nếu bậc một và bậc hai đòi hỏi sự tự thân của chủ thể tâm lý, thì ở bậc ba, họ phụ thuộc vào các bên liên quan.

TS Tô Nhi A định nghĩa cảm giác cần nhau nảy sinh khi tất cả chủ thể trong mối quan hệ thừa nhận sự tồn tại của bên còn lại. Đồng thời, họ mong muốn vun bồi cho mối quan hệ, đòi hỏi đối phương có hành vi tương tự. Mối quan hệ lành mạnh thể hiện rõ ở sự thuận lòng đôi bên, nuôi dưỡng bằng chuỗi hành vi mang tính chất gắn kết. Nếu có một phía không nảy sinh hành vi tương tự, đây là mối quan hệ bất ổn.

“Khi nhận thấy sự bất ổn trong một mối quan hệ cần giữ gìn, chủ thể tâm lý thường nảy ra câu hỏi: Lý do gì đối phương không tính toán đến tôi trong cuộc đời?. Đây là bước đầu tiên để họ tác động đến suy nghĩ và hành vi, giúp đối phương nhìn nhận lại”, chuyên gia gợi mở.

Mối quan hệ không phải “sợi dây vật lý”

Phân tích khách quan, TS Tô Nhi A thừa nhận quan hệ giữa người với người không phải “sợi dây vật lý” - cột nút thắt sẽ vĩnh viễn bên nhau, mà đòi hỏi tính tự nguyện.

“Nếu bạn làm mọi cách để khơi dậy sự kết nối nhưng vô nghĩa - tức đối phương không mảy may dụng tâm, việc ở cạnh nhau lúc này trở thành phiền hà. Theo đó, xu hướng cắt đứt dần nảy sinh, thể hiện rõ trong hành vi giao tiếp: Triệt tiêu vai trò của người còn lại. Trong hôn nhân, biểu hiện này rất dễ thấy như điện thoại không bắt máy, không về nhà… Cách duy nhất là dừng lại”, TS nhấn mạnh.

Thật không dễ để rời xa người từng quen thuộc, cùng ta trải qua bao thăng trầm cuộc đời. Thế nhưng, nếu mối quan hệ này khiến đôi bên mệt mỏi, đã đến lúc chấp nhận sự thật đối phương phải người đồng hành cùng bạn đến cuối chặng đường.

“Khi mỗi người tự đặt ra câu hỏi có cần nhau không là lúc họ tự đánh giá lại vấn đề, lượng giá mối quan hệ. Tôi tin nhiều vấn đề có thể cứu vãn kịp lúc. Trong trường hợp quyết định dừng lại, điều đó vẫn đảm bảo tính nhân văn, bởi họ không ‘ra chiêu’ bốc đồng mà thông qua quá trình tự vấn lẫn chất vấn đối phương”, TS nói thêm.

Prudential,  cam xuc can nhau anh 4

Theo TS Tô Nhi A, phía sau câu nói “mình còn cần nhau” là hàng loạt vấn đề về tổ chức cuộc sống, kết nối mối quan hệ, sự dụng tâm với người còn lại.

Ngoài khía cạnh nhu cầu bên trong, có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến “tuổi thọ” mối quan hệ. Chẳng hạn khi cặp đôi bước vào đời sống hôn nhân, họ đối mặt nhiều thay đổi: Quan hệ với bạn bè, chi tiêu mua sắm - quản lý tài chính, hòa hợp lối sống. Những yếu tố này vô tình khiến nhiều người cảm thấy bạn đời không còn như trước.

Song song, những vấn đề trong công việc, áp lực xã hội có thể tác động đến đời sống cá nhân. Hệ quả là bạn không đủ tâm sức quan tâm nhu cầu khác của chính mình và đối phương, từ đó giảm khả năng thấu cảm. Khi không thấu hiểu lẫn nhau, hai bên dần xa cách về mặt cảm xúc.

Hay xung đột giữa yếu đuối bên trong và mạnh mẽ bên ngoài là chuyện không của riêng ai. Giấu nhẹm nỗi yếu đuối của bản thân trước chồng/vợ, bố/mẹ có thể giúp bạn dựng vỏ bọc an toàn bên ngoài, nhưng bất ổn bên trong.

Prudential,  cam xuc can nhau anh 5

TS Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A.

Để giúp mọi người giải “bài toán” định vị sự gắn bó trong mối quan hệ, TS Tô Nhi A đồng hành cùng Prudential thực hiện chiến dịch “Mình còn cần nhau”. Bước đi trọng tâm của chiến dịch là bài trắc nghiệm đánh giá tâm lý giúp mọi người nhìn nhận vấn đề cốt lõi của mối quan hệ hiện hữu, đồng thời tìm thấy giải pháp cá nhân hóa. Song song, qua livestream tư vấn tâm lý chuyên sâu trên fanpage Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, chuyên gia giúp mỗi người đánh giá bất trắc và hướng đi thuận lòng trong đời sống hôn nhân.

Chuỗi nội dung về tâm lý “Mình còn cần nhau” do Prudential Việt Nam kết hợp TS Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A thực hiện. Mỗi bài viết là những chia sẻ về kiến thức tâm lý nhằm giúp các gia đình lắng nghe, thấu hiểu và có những hành động thiết thực duy trì hạnh phúc lâu bền. Độc giả xem thêm các bài viết tâm lý khác tại đây.

Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm