Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo trẻ

Cựu HLV đội trẻ Gamba Osaka (Nhật Bản) Daisuke Michinaka đánh giá cao năng khiếu chơi bóng của cầu thủ trẻ Việt Nam nhưng cho rằng họ có điểm yếu về thể lực, ý thức phòng ngự.

- Thông thường một đội bóng Nhật Bản như Gamba Osaka bắt đầu đào tạo trẻ từ mấy tuổi, mấy cấp độ và việc tuyển chọn được tiến hành như thế nào?

- Tại Gamba Osaka, cầu thủ thường được bắt đầu đào tạo từ lúc 6 tuổi, được tuyển chọn chú trọng ở các tiêu chí về thể chất, kỹ thuật và quan trọng hơn nữa là phải đam mê và có tư duy về bóng đá. Nếu so sánh với cách thức tuyển sinh của các lò đào tạo trẻ Việt Nam, trong đó có PVF thì tôi nhận thấy có một sự tương đồng rất lớn về việc tuân thủ các tiêu chí tuyển sinh cũng như cách thức tổ chức các cấp độ đào tạo. Ở Gamba Osaka, chúng tôi có các cấp đào tạo tương ứng với cách thức tổ chức của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản là U10, U11, U12, U13, U15, và U18 trong khi PVF có đầy đủ từ U10 đến U19.

Chuyen gia Nhat Ban chia se kinh nghiem dao tao tre anh 1
Những lò đào tạo trẻ của Việt Nam và Nhật Bản đều chọn những cầu thủ chơi bóng thông minh. Tuy nhiên phương pháp huấn luyện khác nhau dẫn đến thành quả khác nhau.

Bóng đá Nhật Bản ồ ạt khai thác thị trường Việt Nam

Việt Nam là một trong những thị trường giàu tiềm năng nhất ở khu vực ĐNA mà các CLB J.League muốn khai thác và tìm kiếm những tài năng sáng giá.

- Gần đây, những đội bóng trẻ của Việt Nam thường xuyên thi đấu tại Nhật Bản. Ông đặt kỳ vọng gì khi sang làm việc tại một trong những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ giàu thành tích nhất Việt Nam như PVF?

- Thứ nhất, việc tôi được cử sang Việt Nam làm việc là thỏa thuận hợp tác giữa PVF và Gamba Osaka. Thứ 2, lý do thuyết phục tôi nhất là khi chứng kiến đội bóng trẻ của PVF thi đấu với đội bóng trẻ Gamba Osaka vào năm ngoái, tôi thấy rất ấn tượng với lối chơi của cả đội. Đây là cơ hội để tôi thử thách bản thân tại môi trường mới và chia sẻ giáo án đào tạo giữa hai bên. Hy vọng rằng sự tham gia của tôi sẽ là một sự đóng góp đáng kể trong việc cùng họ đào tạo những cầu thủ tương lai có chất lượng, có tư cách đạo đức tốt, đủ trình độ chơi bóng tại V.League cũng như các môi trường bóng đá đỉnh cao trong châu lục và trên thế giới.

Ngày 3/3 vừa qua, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá trẻ Việt Nam (PVF) đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Gamba Osaka trong việc đào tạo trẻ. Trọng tâm của kế hoạch là việc Gamba Osaka cử HLV Daisuke Michinaka -người từng giúp đội U18 của CLB này 3 năm liền giành ngôi á quân giải U18 Nhật Bản sang PVF làm việc. Ông sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển chọn, đào tạo cầu thủ. Những gương mặt tiềm năng sẽ được ông giới thiệu để sang đào tạo nâng cao tại Gamba Osaka hoặc có thể thi đấu cho chính CLB này. 

- Cầu thủ Nhật Bản rất mạnh về kỹ thuật và chơi bóng với cường độ cao. Ông có thể chia sẻ bí quyết trong phương pháp huấn luyện để họ đạt được điều đó, chẳng hạn như ở Gamba Osaka?

- Gamba Osaka là một trong những CLB đào tạo trẻ tốt nhất Nhật Bản. Hơn một nửa trong số 37 cầu thủ đội một hiện tại trưởng thành từ CLB. Phương pháp huấn luyện tại Gamba Osaka về cơ bản là tập trung rèn luyện kỹ thuật nhận bóng - xử lý bóng và sút bóng. Qua quá trình đào tạo, chúng tôi để học viên tự phát huy thế mạnh, từ đó tìm ra ưu điểm của từng học viên và tối ưu hóa những ưu điểm đó trong đội hình thi đấu, phát huy thế mạnh của từng cầu thủ qua những bài tập chuyên biệt.

- Ông từng dẫn dắt đội trẻ Gamba Osaka thi đấu với các đội trẻ PVF. Ông thấy trình độ cầu thủ trẻ Việt Nam như thế nào. Đâu là điểm yếu lớn nhất của họ so với cầu thủ Nhật.

- Trong trận đấu giữa hai đội vào năm ngoái, tôi rất tượng với khả năng tấn công của đội trẻ Việt Nam. Nhiều cầu thủ của họ có kỹ thuật khéo léo và đa dạng trong việc triển khai các phương án tấn công. Tôi nghĩ đây là ưu thế rất lớn của cầu thủ mà bất cứ đội bóng chuyên nghiệp nào cũng muốn sở hữu. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì các cầu thủ PVF còn hạn chế về thể lực khi không thể thi đấu với cường độ cao trong suốt 90 phút, chưa nắm bắt tốt phương pháp và chiến thuật phòng ngự.

- Việt Nam có nhiều trung tâm đào tạo bóng đá trẻ nhưng không phải nơi nào cũng gặt hái thành công. Cơ sở nào để ông tin mình sẽ thành công cùng PVF?

- Điều quan trọng nhất là môi trường bóng đá. Ở đây có nhiều điều kiện để tạo nên những cầu thủ tốt cho tương lai: có nhiều HLV giỏi là những người giàu kinh nghiệm thi đấu, đã từng là cựu tuyển thủ quốc gia của Việt Nam; có môi trường bóng đá rất tốt cộng thêm thành phần học viên đa dạng và tài năng, được tuyển chọn trên khắp cả nước. Họ đã đạt được nhiều thành tích nổi bật ở các giải đấu đấu trẻ Việt Nam, nhiều cầu thủ được gọi vào các đội trẻ quốc gia, chứng tỏ mô hình này đang mang lại hiệu quả cao.

Người Nhật nói gì về sự khác biệt giữa hai nền bóng đá

HLV Miura: Để có một đội bóng mạnh thì việc quan trọng nhất là xây dựng một hệ thống đào tạo. Tức là đào tạo từ lứa trẻ để phát triển lâu dài. Việt Nam và các nước khác trong Đông Nam Á đều đang phát triển, thế nhưng họ không hướng đến những thứ cho lâu dài. Họ vui buồn lo lắng chỉ cho thắng bại của một trận đấu trước mắt.

Jun Usami (phóng viên): Các cầu thủ Việt Nam có kỹ thuật rất tốt nhưng chơi bóng thiếu khoa học và di chuyển thiếu hợp lý trên sân, đó là điều tối kỵ đối với triết lý bóng đá bên phía Nhật Bản. Khi nhận ra điểm khác biệt này rồi mà không thể sửa chữa, điều đó thật đáng tiếc.


Nguyễn Đăng

Bạn có thể quan tâm