Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia nghi vấn về chất lượng nước Viwasupco cấp sau vụ nhiễm dầu

Các chuyên gia cho rằng việc cấp nước trở lại là cấp bách và cần thiết nhưng chất lượng có đảm bảo, lấy mẫu thế nào, đơn vị nào thực hiện đều chưa có sự minh bạch.

PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường, cho rằng khi nhà máy nước xảy ra sự cố, việc khẩn trương khắc phục để ổn định cuộc sống cho người dân là bắt buộc. Tuy nhiên, theo ông, chỉ số chất lượng nước Hà Nội công bố có nhiều điểm nghi vấn.

"Công nghệ ở các nhà máy nước bình thường không có khả năng xử lý những sự cố lớn thế này. Các công đoạn chỉ bao gồm lọc, làm trong, khử trùng chứ không có bước như lọc dầu thải. Công nghệ thì vẫn thế, tôi chưa hiểu tại sao họ có thể cho ra được nước thành phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng", ông Sỹ đặt câu hỏi.

O nhiem nuoc o Ha Noi anh 1
Hàng tấn dầu thải bị phát hiện đổ trộm tại đầu nguồn Nhà máy nước Sông Đà. Ảnh: Hồng Quang.

Cấp nước để giải quyết khủng hoảng?

Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ, để nói nước có đảm bảo hay không thì cần lấy mẫu phân tích. Các mẫu nước đều phải đạt tiêu chuẩn QCVN 01 năm 2009 của Bộ Y tế gồm 109 thông số, trong đó có các thông số loại A, loại B và loại C.

A, B, C là tần suất giám sát, kiểm soát. Thông số loại A bắt buộc phải kiểm tra hàng tuần do cơ sở cung cấp nước thực hiện, loại B 6 tháng phải lấy 1 lần, loại C là 2 năm. Đối với styrene, thông số loại C nên không bắt buộc phải kiểm tra hàng tuần. Nhưng phải kiểm tra đột xuất nếu phát hiện cao bất thường.

O nhiem nuoc o Ha Noi anh 2
Người dân được để nghị không dùng nước sinh hoạt để ăn, uống. Ảnh: Duy Hiệu.

"Nếu họ tuyên bố nước đấy an toàn, tức là đã đạt cả 109 thông số theo quy chuẩn QCVN 01 của Bộ Y tế. Ngoài ra, họ cần xét nghiệm, công bố kết quả mẫu nước trước, trong và sau xử lý, cả nước ở các nhà dân. Nhưng tôi chưa thấy các cơ quan, hay đơn vị cấp nước làm việc này", ông Sỹ nói.

Có cùng ý kiến, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường), cho rằng các kết quả quan trắc, đánh giá mẫu nước đang không khách quan, kịp thời.

"Các thông tin quan trắc chất lượng nước nên được cung cấp bởi các cơ quan quản lý, đơn vị đánh giá độc lập, chứ không thể để doanh nghiệp họ đánh giá, công bố kết quả được. Họ sản xuất nước ra rồi bảo nước sạch liệu người dân có tin không?", ông Sơn đặt câu hỏi.

Ông Sơn cho rằng các cơ quan đánh giá độc lập, các đơn vị uy tín như Tổng cục Môi trường nên tham gia đánh giá chất lượng nước, đặc biệt là nguồn nước đầu vào. Phải có ít nhất 3 cơ quan đánh giá, chỉ khi nào nguồn nước đầu vào đạt tiêu chuẩn, thì việc sản xuất nước mới đảm bảo an toàn.

Nước sinh hoạt có thể vẫn nhiễm dầu

Về việc các thông số chất lượng nước cung cấp bởi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đều cho kết quả tốt, nhưng Sở Y tế Hà Nội vẫn khuyên người dân không nên dùng để ăn, chỉ tắm giặt. Ông Phùng Chí Sỹ cho rằng đây là điều dễ hiểu.

"Chất lượng nước được công bố là mẫu nước lấy từ bể nước thành phẩm của công ty, không phải nước sau khi đã đến tay người dân. Để đảm bảo chính xác, thì phải lấy mẫu nước tại các hộ dân, vì đó là mẫu nước họ sẽ dùng trực tiếp. Tuy nhiên, việc này sẽ rất khó và không ai đi đến từng nhà để lấy mẫu nước được", ông Sỹ phân tích.

Theo vị chuyên gia, sau khi nước đi ra khỏi nhà máy còn nhiều yếu tố tác động vào chất lượng nước như chất lượng đường ống, bể chứa các khu dân cư, chất lượng thiết bị trữ, truyền nước tại nhà dân và nhiều yếu tố khác.

Ngoài ra, sau sự cố nguồn nước nhiễm dầu thải vừa rồi, hầu hết bể chứa, hệ thống truyền tải, thiết bị của các hộ dân, nhà chung cư có thể đã bị nhiễm dầu mà chưa xúc rửa được.

O nhiem nuoc o Ha Noi anh 3
Sự cố nước sạch sông Đà làm cuộc sống gần 1 triệu dân thủ đô lao đao. Ảnh: Duy Hiệu.

"Nước từ nhà máy đi qua đường ống cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi các đường ống chính, ống phụ rồi mới chia nhỏ đến các nhà dân. Nước bị dính dầu, thì toàn bộ hệ thống đường ống này cũng đã nhiễm bẩn. Toàn bộ hệ thống đường ống đi ngầm thì không thể xúc rửa được, vậy nếu có nước sạch tại nhà máy thì về nhà dân cũng khó sạch được", ông Sỹ lo ngại.

Theo ông, người dân ở khu vực bị ảnh hưởng không còn cách nào khác phải chờ một thời gian để cho nước sạch rửa trôi những chất này đi mới mong được hết mùi.

Còn theo ông Phạm Văn Sơn, việc người dân cần triển khai ngay là cọ rửa toàn bộ các bể chứa, xúc rửa các ống, hệ thống dẫn nước tại các khu chung cư, trong nhà từng gia đình.

"Đây là cái bắt buộc, việc xúc rửa phải làm ngay. Chừng nào các bể chứa còn bẩn, thì vẫn còn là nguồn ô nhiễm đối với nước sinh hoạt. Nước chảy qua hệ thống vòi cũng chưa chắc đã sử dụng được ngay do có thể vẫn còn cặn dầu", ông Sơn nói.

Giám đốc SOS Môi trường Việt Nam đề xuất các cơ quan chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội, Sở TN&MT cần lấy mẫu phân tích nước của các hộ dân theo từng ngày để đánh giá diễn biến, hàm lượng hóa chất thay đổi ra sao. Đối với những hộ dân có chất lượng nước không đảm bảo thì phải yêu cầu họ ngưng sử dụng ngay kể cả cho việc tắm giặt.

"Nước ở nhà máy thì quản lý được chứ nước ở hàng trăm nghìn hộ dân thì quản lý thế nào? Nhà máy họ chỉ quan tâm nước đầu ra của họ thôi chứ họ đâu quan tâm được nước ở các hộ dân. Trong khi nước đi qua hệ thống vòi, đường ống vẫn có thể bị lẫn cặn dầu, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân", ông Sơn lo ngại.

Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi lạ xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm...

Sau khi phát hiện nước nhiễm dầu thải, Hà Nội đã khuyến cáo người dân không ăn, không uống nước được cung cấp từ Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà. Thành phố cũng cung cấp miễn phí nước sạch cho người dân.

Ngày 17/10, Công an huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi Gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự.

Ngày 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Chương Đại (25 tuổi, trú huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (33 tuổi, trú huyện Văn Quan, Lạng Sơn) để làm rõ vụ đổ trộm dầu thải ra đầu nguồn gây ô nhiễm nước dẫn vào Nhà máy nước sạch sông Đà.

Liên quan vụ án, cảnh sát đang truy bắt Lý Đình Vũ (37 tuổi, ở cùng địa phương với Đại) để làm rõ vụ án.

Nơi nào chịu ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng nước sạch sông Đà?

Khoảng 300.000 hộ, tương đương hơn 1 triệu dân, thuộc 6 quận và 4 huyện của Hà Nội đang sử dụng nước sinh hoạt cấp bởi Công ty nước sạch sông Đà




Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm