- Chiều 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình họp báo Thông tin về việc ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho TP Hà Nội.
- Chủ trì họp báo là ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Về phía công an có ông Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc Công an Hòa Bình.
-
Viwasupco bưng bít thông tin, xử lý thế nào?
Phóng viên Zing.vn tiếp tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của công ty trong việc bưng bít thông tin, vô trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Đức, PGĐ công an tỉnh Hòa Bình cho biết đơn vị chủ trương sai đến đâu xử lý đến đó.
"Hiện sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Chúng tôi sẽ căn cứ vào thông tin thu thập được và truy cứu trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định", ông Đức thông tin. -
Sẽ lắp đường ống kín từ sông Đà về nhà máy
Đại diện chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TNMT Hòa Bình cho biết thời gian qua UBND tỉnh đã phê duyệt nhiều phương án bảo vệ, đã thực hiện cắm mốc quanh hồ. Trước mắt sẽ xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm. Về lâu dài, tỉnh sẽ quản lý, kiểm soát nước hồ bằng cách lắp đường ống kín từ sông Đà về nhà máy.
Trả lời câu hỏi về sự chậm trễ trong việc lấy mẫu nước, đại diện Chi cục BVMT cho biết nếu lấy mẫu sớm hơn, việc phát hiện sẽ sớm hơn, việc kiểm soát chất lượng nước nếu không đáp ứng yêu cầu thì phải dừng ngay việc xử lý nước của nhà máy. "Chúng tôi phải điều tra xác minh về nguồn thải rồi mới thực hiện các bước tiếp theo được", lãnh đạo Chi cục BVMT cho biết. -
Viwasupco chưa biết bao giờ nước đảm bảo cho việc ăn uống
PGĐ công ty Viwasupco cho biết việc kiểm tra chất lượng nước đầu vào được xét qua 3 chỉ tiêu A, B, C. Tuy nhiên, việc xét nghiệm với chỉ tiêu B,C mất nhiều thời gian nên công ty mới có kết quả xét nghiệm chỉ tiêu A trong nước ngay sau khi xảy ra sự việc. Nước khi được xử lý ở nhà máy vẫn đảm bảo chất lượng nên công ty vẫn quyết định cung cấp cho người dân sử dụng.
Thông tin về chất lượng nước đang cấp ra cho người dân Hà Nội hiện nay, Phó giám đốc công ty Viwasupco cho biết công ty khuyến cáo người dân dựa trên khuyến cáo của UBND TP Hà Nội. Hiện, công ty vẫn chưa nhận được kết quả xét nghiệm gần nhất của Sở Y tế Hà Nội nên chưa dám khẳng định là chất lượng nước hiện trường đã đảm bảo cho việc ăn uống. Do đó, sáng 17/10, sau khi có quyết định cấp lại nước cho người dân thủ đô, công ty vẫn đưa ra khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng nước để tắm rửa, không nên dùng để ăn uống. Lãnh đạo công ty chưa thể đưa ra mốc thời gian cụ thể để người dân có thể yên tâm sử dụng nước cho mọi sinh hoạt hàng ngày. -
Vì sao Công an Hòa Bình chậm điều tra vụ đổ dầu thải?
Tại cuộc họp, phóng viên Zing.vn đặt câu hỏi về phát ngôn của ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc công ty Cổ phần nước sạch sông Đà. Cụ thể, ông Tốn cho rằng ngay sau khi nắm bắt sự việc vào ngày 9/10, công ty có báo cáo đến cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình nhưng đến ngày hôm sau, đơn vị mới có mặt tại hiện trường.
Trả lời vấn đề này, PGĐ Công an tỉnh Hòa Bình cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin, công an tỉnh đã chỉ đạo công an huyện Kỳ Sơn xuống hiện trường, tổ chức xác minh sự việc và tiến hành truy xét, truy tìm đối tượng đổ chất thải. “Ngày 9/10, công ty báo cáo với công an xã. Theo quy trình, công an xã đã có báo cáo lên công an huyện Kỳ Sơn. Đến ngày 10/10, công an tỉnh mới tiếp nhận sự việc và đã ngay lập tức chỉ đạo công an địa phương đến hiện trường, xác minh sự việc”, PGĐ công an tỉnh Hòa Bình thông tin. Ảnh: Ngọc Tân.
-
Lo sợ lớp dầu bám dính vào cây cỏ, đáy suối
Về tiến độ xử lý, ông Long cho biết đến nay, cảm quan là nước được đưa vào xử lý trong nhà máy không còn mùi. Tuy nhiên, khi lội xuống suối, cán bộ vẫn cảm nhận rõ mùi khét và một số khu vực vẫn còn váng dầu.
Việc xử lý ô nhiễm ở suối Trầm cơ bản hoàn thành, váng dầu đã được thu gom. Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn lo sợ vẫn còn một số hợp chất bám dính ở nước, đáy suối, cây cỏ xung quanh nên cần có biện pháp xử lý triệt để.
Ảnh: Hồng Quang.
-
Sở TNMT Hòa Bình: Mất nhiều thời gian xác minh vì sự việc phức tạp
Ông Nguyễn Khắc Long, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TNMT Hòa Bình) cho biết sau khi có thông tin sự việc, sáng 14/10, chi cục trực tiếp xuống hiện trường và làm việc với nhà máy để nắm bắt thông tin, hỗ trợ xử lý môi trường ở các khu vực xung quanh.
Theo ông Long, các thông tin mà Sở TN&MT nắm được và báo cáo Chi cục bảo vệ môi trường miền Bắc và Tổng cục Môi trường ở thời điểm ban đầu chưa hoàn toàn chính xác bởi sự việc phức tạp. "Chúng tôi phải mất thêm thời gian làm việc với cơ quan công an thì mới có thông tin chính xác liên quan đến sự việc", ông Long cho biết.
Ông Nguyễn Khắc Long. Ảnh: Ngọc Tân.
-
Yêu cầu có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nguồn nước
UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu công ty tăng cường phương án bảo vệ nghiêm ngặt nguồn nước, đảm bảo ổn định chất lượng nước phục vụ hoạt động. - Tiếp tục duy trì, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nước và chỉ giới hạn phạm vi bảo vệ công trình hồ Đầm Bài theo quy định. - Thực hiện đầy đủ quy định tại giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 2825 do Bộ TNMT cấp ngày 13/9/2018; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1507 cấp ngày 27/5/2019. - Xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó và khắc phục các sự cố ảnh hưởng tới nguồn nước. Trường hợp không đảm bảo chất lượng nước đầu vào, phải ngừng ngay hoạt động sản xuất và báo cáo kịp thời các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương. - Khẩn trương có giải pháp đầu tư tuyến ống dẫn nước thô kín từ sông Đà và trạm bơm, để bơm trực tiếp nước sông Đà lên bể lắng sơ bộ dặt trong khu xử lý dẫn vào trạm xử lý để đảm bảo an toàn cấp nước cho nhà máy nước sông Đà, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm 2 bên lưu vực kênh dẫn dòng và lưu vực hồ Đầm Bài. Ảnh: Hồng Quang.
-
Khoanh vùng khu vực ô nhiễm dầu thải
Trước mắt, yêu cầu công ty thực hiện ngay các nội dung:
- Xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước, đất, bùn, cỏ cây nhiễm dầu thải để bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp cho nhà máy. - Khoanh vùng khu vực ô nhiễm, triển khai ngay các biện pháp thu gom dầu thải, bùn đất, chuyển toàn bộ đến các đơn vị có giấy phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định. - Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xác định thủ phạm đổ trộm dầu thải trên đường liên xã Hợp Thịnh - Phúc Tiến - Phú Minh. - Phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế quản lý, khai thác, vận hành hồ chứa đối với hồ Đầm Bài. -
Công an đã niêm phong 5 can chứa dầu thải
Ngày 16/10, Sở TNMT Hòa Bình phối hợp với đoàn công tác do Cục bảo vệ môi trường miền Bắc chủ trì tiếp tục khảo sát hiện trường đường liên xã Hợp Thịnh - Phúc Tiến - Phú Minh nơi có đổ dầu thải, các suối trong khu vực, điểm hợp lưu của suối Bằng và hồ Đầm Dài, điểm lấy nước thô dầu của công ty, làm việc trực tiếp với Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà về vụ việc, tiến hành lấy mẫu đánh giá chất lượng nước, trầm tích dọc theo suối và kênh...
Kết quả kiểm tra cho thấy dù lớp nhựa trên mặt đường đã được bóc đi nhưng vẫn còn cảm thấy mùi khét của dầu thải. Phần cây cỏ xung quanh suối Trầm có dính dầu đã được thu dọn gần như triệt để. Tuy nhiên, nước suối vẫn có mùi dầu. Tại một số vị trí có hiện tượng dầu bám dính trên đá, khe đá, vẫn có mùi khét.
Sau khi vớt hết váng dầu ngày 10/10, lòng suối được rải khoảng 1 tấn than hoạt tính. Tuy công ty đã đã tiến hành thu gom, nạo vét nhưng phần còn lại vẫn chưa được xử lý bóc tách hết lớp đất nhiễm dầu.
Khu vực suối Bằng, tại điểm xả nước thải của Nhà máy, quan sát cho thấy dòng chảy mạnh, nước suối đục màu vàng, đất và nước thải không trong, mặt nước suối tại vị trí xả thải từ bể bùn vẫn có màu hơi đen.
Hiện tại, Công an huyện Kỳ Sơn đã niêm phong 5 can chứa váng dầu lẫn nước. Số can này được lưu giữ tại khu chứa chất thải nguy hại của công ty.
Ảnh: Hồng Quang.
-
Trung tâm quan trắc Môi trường miền Bắc đã lấy mẫu nước, bao gồm:
4 mẫu nước mặt (gồm: 1 mẫu ở suối Bằng cách điểm xả thải của công ty 50 m về phía hạ nguồn suối, một mẫu tại hạ nguồn suối Trầm, 1 mẫu tại kênh lấy nước đầu vào của công ty, 1 mẫu tại suối Bằng sau khi tiếp nhận nước thải sau xử lý của công ty.
1 mẫu nước thải tại cống xả nước thải của công ty khi xả thải ra suối Bằng.
-
5 ngày sau, đường vẫn còn mùi khét của dầu thải
Sáng 10/10, Công an tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Công an huyện Kỳ Sơn xuống kiểm tra thực tế và lập biên bản vụ việc.
Ngày 14/10, Đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Cục bảo vệ môi trường miền Bắc, UBND xã Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn) tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường. Kết quả cho thấy:
- Vị trí đổ thải trên đường liên xã của xã Hợp Thịnh - Phúc Tiến - Phú Minh vẫn còn mùi khét của dầu thải, có cát đổ trên đường, khu vực sườn dốc xuống suối Trầm còn cát đổ lẫn dầu thải chưa được thu gom khoảng 2-3 m2.
- Nước suối Trầm cách vị trí đổ thải khoảng 100 m và cách vị trí đổ thải về phía hạ lưu khoảng 0,6 km đều không có váng dầu, không có mùi, hai bên bờ không thấy váng dầu bám vào cây cỏ. Tại suối Bằng (cách điểm đổ dầu khoảng 2,5 km) điểm xả nước thải sau hệ thống xử lý nước thải của Công ty có màu đen (theo báo cáo công ty do sử dụng than hoạt tính trong hệ thống xử lý và rải 1 tấn than hoạt tính tại suối tiếp nhận nước thải của nhà máy).
Tại thời điểm kiểm tra cho thấy, ao nuôi cá nhà ông Thắng, xã Phúc Tiến không có váng dầu, không thấy dầu bám quanh bờ ao, cá chết chưa xác định rõ nguyên nhân đã được thu gom và ủ trong 2 thùng để làm phân.
-
Đây là sự cố do con người gây ra
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, hiện tại nguồn nước mặt sông Đà chưa có dấu hiệu ô nhiễm nên vẫn được dùng để cung cấp nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt. Cụ thể là Nhà máy nước sạch Hòa Bình, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà và một số nhà máy đang xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Việc đổ trộm dầu thải tại xã Phúc Tiến chỉ gây ảnh hưởng các dòng suối tự nhiên đổ về hồ Đầm Bài, chưa gây ô nhiễm nguồn nước trên sông Đà. Đây là sự cố do con người gây ra.
Ảnh: Hồng Quang.
-
-
Khởi tố vụ án nước sông Đà bị đổ dầu thải
Chiều 17/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi Gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235, Bộ luật Hình sự.
Cơ quan công an vận động người dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc.
-
Tóm tắt thông tin vụ việc
Sáng 9/10, Công ty nước sạch sông Đà phát hiện có váng dầu tại suối Bằng, sau đó đã kiểm tra ngược theo dòng suối và phát hiện trên đường liên xã Hợp Thịnh - Phức Tiến - Phú Minh có đổ thải dầu, dầu chảy tràn xuống suối Trầm.
Từ đỉnh dốc (điểm có dầu) đến điểm chảy xuống suối khoảng 150 m. Do trời mưa nên có hiện tượng dầu chảy lan xuống suối Trầm và khu vực xung quanh. Công ty đã thông báo tới Công an xã Phúc Tiến vào chiều ngày 9/10 đồng thời xã đã thông báo cho Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Công ty đã tiến hành rải cát trên toàn bộ bề mặt đường có dính dầu, khoanh vùng dầu chảy tràn trên bề mặt suối và thu gom dầu, nước dính dầu, cây cỏ có dính dầu, khối lượng thu gom khoảng 100 lít váng dần lẫn nước, 7 bao tải cỏ dính dầu được lưu giữ trong kho chứa chất thải nguy hại tại nhà máy. Trong khi đó, nhiều người dân tại các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai (Hà Nội) phản ánh nước sạch do công ty Cổ phần nước sông Đà cấp có mùi khét. Tình trạng này kéo dài trong các ngày 10-15/10. Ngày 14/10, Bộ TN&MT cho biết đã nhận được báo cáo của Sở TN&MT Hòa Bình về việc xe tải 2,5 tấn đổ trộm dầu trên khu vực thượng nguồn gần nhà máy xử lý nước sạch sông Đà. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước ở Hà Nội có mùi trong nhiều ngày qua. Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức nhận định, việc công ty phát hiện ra sự việc nhưng vẫn tiếp tục cấp nước cho người dân sử dụng là vô trách nhiệm. Đến ngày 15/10, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết công ty nước sạch sông Đà Viwasupco không báo cáo với thành phố Hà Nội về sự việc này. Theo kết quả xét nghiệm của Sở Y tế thành phố, mùi của nước liên quan đến chất styren và có tỷ lệ từ 1,3 đến 3,6 lần cao hơn so với mức bình thường.