Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia Mỹ chê khả năng hoạt động của Không quân Nga

Chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, 32 máy bay của Nga ở Syria khó lòng có thể đảm bảo tần số xuất kích liên tục vì đội ngũ yếu trong khả năng đảm bảo hậu cần.

a
Cường kích Su-25 của Nga tại sân bay Latakia, Syria. Ảnh: Sputnik

Không quân Nga đang triển khai khoảng 32 máy bay chiến đấu các loại ở sân bay Latakia, Syria. Theo National Interest, hiện tại, Không quân Nga thực hiện khoảng 20 phi vụ xuất kích/ngày. Một cựu phi công Mỹ nói rằng, với 32 máy bay, Nga có thể quay vòng sử dụng 24 chiếc làm nhiệm vụ mỗi ngày.

“Tùy thuộc vào thời gian xuất kích vào ban ngày hay đêm, mỗi chiến đấu cơ có thể xuất kích từ 2 đến 4 lần. Vì vậy, tôi nhận định, họ có thể thực hiện từ 48 đến 96 phi vụ mỗi ngày”, vị cựu phi công nói. Ông cho rằng, Không quân Nga khó lòng duy trì tần số xuất kích tối đa trong thời gian dài.

Tuy nhiên, hiện tại Nga chỉ duy trì khoảng 20 phi vụ/ngày, điều đó cho thấy những hạn chế trong việc đảm bảo hậu cần, bảo trì cho các máy bay. 

Đánh giá về năng lực của Không quân Nga, nhà phân tích quốc phòng Dave Majumdar đồng tình với nhận định trên và lập luận thêm, có rất nhiều yếu tố cần giải quyết, ví dụ như số phi công, công tác bảo trì, tiếp nhiên liệu, khoảng cách từ sân bay đến mục tiêu, thông tin tình báo. Vị chuyên gia này cho rằng, Nga khó lòng vượt qua con số 50% tần số xuất kích tối đa.

Trong khi đó, các chiến đấu cơ của Mỹ có thể thực hiện 75% tần số xuất kích tối đa, nhưng người Nga không có khả năng để thực hiện điều đó. Quan chức quân sự Mỹ cho rằng, Không quân Nga thiếu kinh nghiệm triển khai ở nước ngoài kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

a
Các kỹ thuật viên mặt đất lắp vũ khí cho cường kích Su-24 chuẩn bị làm nhiệm vụ. Ảnh: Sputnik

Ông Majumdar nhận định thêm, các phi công, nhân viên bảo trì vốn quen với các hoạt động trong thời bình nên khó lòng đảm đương nhiệm vụ với tần suất cao trong điều kiện có chiến tranh.

Bên cạnh đó, phần lớn quân nhân Nga là lính nghĩa vụ nên tính chuyên nghiệp không cao. Còn quân đội Mỹ liên tục thực hiện các chiến dịch quân sự lớn trên khắp thế giới nên hơn hẳn về kinh nghiệm.

Mặt khác, đội ngũ bảo trì của Mỹ phần lớn là quân nhân chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại. Khả năng đảm bảo sẵn sàng chiến đấu của các vũ khí Mỹ luôn ở mức cao.

Ông Majumdar lập luận thêm, đến nay chưa thấy các máy bay Nga xuất kích vào ban đêm, điều đó có thể làm giảm số lần cất cánh và cho thấy sự hạn chế về thiết bị nhìn đêm.

Ngoài ra, chỉ một số máy bay Nga có thể mang bom dẫn đường vệ tinh KAB-500 hoặc tên lửa không đối đất dẫn đường laser Kh-29L. Do đó, phần lớn chiến đấu cơ của Nga phải xuất kích ban ngày với bom rơi tự do, ông Majumdar nhận xét.

Không quân Nga vẫn yếu công tác bảo trì, hậu cần, thiết bị cũng như phi công có thể không đáp ứng được tần suất thực hiện nhiệm vụ dày đặc, ông Majumdar kết luận.

Su-34: Vũ khí lợi hại của Nga để xóa sổ IS

Được mệnh danh là xe tăng bay, tiêm kích bom Su-34 có thể mang theo tới 12 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, được coi là công cụ hiệu quả để khuất phục IS.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm