Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia: 'Giá thực phẩm thế giới khó quay đầu giảm trong năm 2022'

Những "nút thắt cổ chai" của chuỗi cung ứng khiến giá thực phẩm tăng vọt trong năm 2021. Nhưng giới quan sát cho rằng tình hình sẽ không sớm cải thiện vào năm 2022.

Theo CNN, nhu cầu tăng vọt, thời tiết khắc nghiệt, chi phí vận chuyển và giá phân bón gia tăng có thể tiếp tục đẩy giá những mặt hàng như ngô, ca cao và đường leo cao.

Điều đó sẽ khiến giá thực phẩm được giữ ở mức cao trên toàn cầu, ngay cả khi giá của những mặt hàng khác quay đầu giảm. “Chúng tôi tin rằng giá sẽ vẫn được duy trì ở mức cao này”, Michael Magdovitz - nhà phân tích hàng hóa nông nghiệp tại Rabobank - bình luận.

Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã leo cao lên mức kỷ lục trong vòng 10 năm. Nhu cầu tăng vọt khi các nền kinh tế trên toàn cầu phục hồi từ cuộc khủng hoảng vì Covid-19. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động và container hàng hóa khiến chi phí sản xuất tăng cao, nhất là ở Trung Quốc.

Bien the Omicron anh 1

Giá thực phẩm đang gia tăng trên khắp thế giới. Giới chuyên gia nhận định xu hướng này rất khó đảo ngược. Ảnh: Reuters.

Áp lực chồng áp lực

Chính quyền Bắc Kinh đưa ra những biện pháp kiểm soát và cách ly nghiêm ngặt để theo đuổi chiến lược "Zero-Covid" (đưa số ca nhiễm mới về 0). Điều này khiến các tài xế xe tải e ngại vận chuyển hàng hơn.

"Trung Quốc có các biện pháp chính sách rất nghiêm ngặt để chống dịch. Điều đó khiến những tài xế xe tải không muốn đi đến các địa điểm mà họ có thể bị cách ly", ông Salmon Aidan Lee - Trưởng bộ phận polyester tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie - chia sẻ.

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn bởi thời tiết khắc nghiệt, bao gồm hạn hán và lũ lụt. Theo báo cáo của Rabobank, giá hàng hóa nông nghiệp đã tăng khoảng 28% kể từ đầu năm và cao hơn 40% so với mức trước đại dịch.

Theo dữ liệu từ Refinitiv, giá ngô tương lai cao hơn khoảng 28% so với đầu năm. Lúa mì đã tăng 24% và giá cà phê tăng vọt hơn 80%. Giá xà lách và trái cây tươi tăng lần lượt 6,9% và 2,2%. Các loại bánh cũng tăng giá 3,5%. Giá thịt lợn tăng 2,2%. Thịt heo quay, bít tết và sườn tăng giá 3,7%.

Bien the Omicron anh 2

Sự xuất hiện của biến thể virus mới, dễ lây lan hơn, đã gây ra tình trạng thiếu hụt tài xế xe tải và nhân viên kho bãi, đẩy chi phí vận chuyển và phân phối lên cao. Ảnh: Reuters.

Trong những tuần qua, chi phí vận chuyển đã giảm phần nào. Tuy nhiên, điều này vẫn không đủ để thay đổi tình hình.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, rất khó để các nhà sản xuất tăng nguồn cung nhanh chóng. Bởi họ không thể tăng nhanh diện tích đất canh tác hoặc cải thiện sản lượng một cách đáng kể.

Trong khi đó, giá các mặt hàng như đậu nành và ngô tăng vọt chỉ là một trong những lý do khiến giá thành phẩm tại các cửa hàng tạp hóa tăng mạnh. Những công ty thực phẩm còn đang đối mặt với chi phí đóng gói, phân phối và vận chuyển gia tăng.

Cùng với đó, tiền lương cho người lao động cũng gia tăng. Giá hàng tạp hóa chứng kiến mức tăng kỷ lục 6,4%, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ tháng 12/2008.

Khó đảo ngược xu hướng

Vào tháng 10, McDonald's dự báo ​​giá trên thực đơn năm nay sẽ cao hơn khoảng 6% so với năm ngoái. Giám đốc điều hành Chris Kempczinski cho biết điều này "đã được khách hàng đón nhận khá tích cực". Chipotle cũng tăng giá trong năm nay. Tuy nhiên, doanh số bán hàng vẫn tăng lên.

Nguyên nhân là thu nhập của người lao động cũng tăng lên, người tiêu dùng đã chấp nhận trả mức giá cao hơn.

Đà tăng giá đã kéo dài trong những tháng gần đây. Do đó, các nhà sản xuất phải chuyển một phần chi phí sang cho những nhà bán lẻ, từ đó đẩy chi phí sang người tiêu dùng.

Xu hướng này có thể tiếp tục được duy trì trong năm 2022. Những nhà sản xuất lớn như Kraft Heinz và Mondelez tiết lộ họ có kế hoạch tăng giá cho các nhà bán lẻ vào đầu năm 2022. Do đó, các công ty có thể giảm hoặc dừng những chương trình giảm giá, điều này khiến xu hướng tăng giá khó đảo ngược hơn nữa.

Chúng tôi tin rằng giá sẽ vẫn được duy trì ở mức cao này

Ông Michael Magdovitz, nhà phân tích hàng hóa nông nghiệp tại Rabobank

Theo công bố hôm 10/12 của Bộ Lao động Mỹ, lạm phát tại Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm. CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tăng 0,8% trong tháng qua và 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 6/1982.

CPI lõi, ngoại trừ giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,5% trong tháng 11 và 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 1991.

Mức tăng CPI của Mỹ đã vượt qua dự báo của giới quan sát. Trước đó, Dow Jones ước tính CPI sẽ tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đà tăng giá đã diễn ra mạnh mẽ và dai dẳng hơn so với dự đoán của các nhà hoạch định chính sách Mỹ. "Ngay cả khi loại bỏ những yếu tố do đại dịch gây ra, lạm phát vẫn rất cao. Giá cả tăng mạnh vì gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt chất bán dẫn", ông Randy Frederick - Giám đốc điều hành tại Charles Schwab - nhận định.

Omicron và thách thức lớn với chuỗi cung ứng toàn cầu

Từ những tài xế lái xe tải sợ lây nhiễm virus đến các thuyền viên e ngại cách ly dài ngày, Omicron đã tạo ra thách thức lớn với ngành công nghiệp vận tải toàn cầu.

Dịch Covid-19 và bước lùi trong cuộc chiến chống nghèo đói toàn cầu

Theo WB, dịch Covid-19 đã tạo nên bước thụt lùi trong cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới. Tình trạng bất bình đẳng trên toàn cầu cũng ngày càng nghiêm trọng.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm