Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện gì đang xảy ra ở Pakistan

Việc cựu Thủ tướng Imran Khan bị bắt rồi được thả trong bối cảnh Pakistan chứng kiến biểu tình bạo lực có thể là dấu hiệu khởi đầu cho những biến động chính trị kéo dài ở nước này.

Nhân viên an ninh hộ tống cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan, khi ông xuất hiện tại Tòa án Tối cao Islamabad hôm 12/5. Ảnh: Reuters.

Việc cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan bị bắt vì cáo buộc tham nhũng vào hôm 9/5 đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Hàng nghìn người đã bị bắt giữ và ít nhất 9 người chết sau các cuộc đụng độ.

Sau khi được trả tự do vào hôm 12/5, ông Khan đã chỉ trích quân đội, cáo buộc họ ra lệnh bỏ tù ông. Chính phủ Pakistan cho biết họ sẽ lại bắt giữ ông Khan ngay khi có thể, theo Guardian.

Imran Khan là ai?

Ông Khan tham gia chính trị vào giữa những năm 1990 với tư cách là lãnh đạo đảng chính trị mới thành lập, Pakistan Tehreek-e-Insaf, hay PTI. Cựu vận động viên cricket trẻ tuổi nổi tiếng - đi theo đường lối chính trị chống các nguyên tắc xã hội, chính trị, và kinh tế truyền thống - đã nhanh chóng thu hút sự chú ý trên toàn quốc.

PTI trải qua một số năm mới bắt đầu nếm thành công. Đến năm 2018, ông Khan có đủ sự ủng hộ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, do không phải là chiến thắng “long trời lở đất”, ông Khan phải hợp tác với các đảng đối lập, với tư cách người đứng đầu chính phủ liên minh, nhưng không tạo ra được sự đồng thuận.

cuu thu tuong pakistan anh 1

Cựu Thủ tướng Imran Khan. Ảnh: Reuters.

Sau đó, nhiều đảng quyết định rút khỏi liên minh khiến PTI mất thế đa số trong quốc hội. Khi tình hình chính trị trong quốc hội đi xuống, mối quan hệ giữa ông Khan và quân đội - lực lượng hậu thuẫn cho cựu thủ tướng lên nắm quyền vào năm 2018 - cũng chứng kiến kết quả tương tự.

Theo tiến sĩ Farzana Shaikh - học giả tại Chatham House, nguyên do chính là bởi ông Khan can thiệp vào quá trình bổ nhiệm quân sự, vốn là lằn ranh đỏ với quân đội. Động thái này song song với lựa chọn chính sách đối ngoại thù địch với Mỹ đã dẫn đến khủng hoảng chính trị, đỉnh điểm là việc nhiều nhóm chung tay lật đổ ông vào tháng 4/2022.

Điều gì xảy ra sau đó?

Sau khi bị lật đổ vì cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội vào năm ngoái, ông Khan dẫn đầu chiến dịch chống chính phủ mới, nhấn mạnh tới chính sách quản lý kinh tế yếu kém và mối quan hệ của chính phủ với các đồng minh cũ của ông trong quân đội Pakistan.

Ông Khan cáo buộc quân đội và Thủ tướng hiện tại, Shehbaz Sharif, đứng sau vụ ám sát hồi tháng 11/2022. Cả hai đều bác bỏ cáo buộc này.

Trong khi đó, chính phủ hiện tại đã đưa ra loạt cáo buộc tham nhũng chống lại ông Khan. Họ tuyên bố khi còn đương nhiệm, ông đạt thỏa thuận với một ông trùm bất động sản ở Pakistan, gây thất thoát hơn 239 triệu USD cho kho bạc quốc gia.

Ông Khan phủ nhận những cáo buộc này, khẳng định đây là một phần nỗ lực ngày càng lớn của chính phủ và quân đội nhằm đảm bảo ông không thể tái tranh cử.

Vào ngày 9/5, lực lượng bán quân sự đã bắt giữ ông Khan khi cựu thủ tướng tham gia phiên điều trần vì một vụ án tham nhũng. PTI gọi động thái này là “vụ bắt cóc bất hợp pháp”, trong khi hàng chục nghìn người trung thành với ông Khan xuống đường biểu tình bạo lực.

Ông Khan bị giam giữ cho đến khi Tòa án Tối cao tuyên bố việc giam giữ trong khuôn viên tòa án là "bất hợp pháp và không hợp lệ". Ngay khi về nhà ở Lahore, ông Khan cáo buộc quân đội đứng sau vụ việc. Chính phủ khẳng định sẽ tái giam giữ ông Khan ngay khi luật pháp cho phép.

cuu thu tuong pakistan anh 2

Hàng nghìn người bị bắt và ít nhất 9 người chết trong các cuộc biểu tình bạo lực phản đối bắt giữ ông Khan. Ảnh: Reuters.

Hiện có hơn 100 vụ án chống lại ông Khan, từ cáo buộc nổi loạn và tham nhũng, đến khủng bố và thậm chí là báng bổ. Nhiều ý kiến nghi ngờ việc ông bị bắt giữ mang động cơ chính trị nhằm đảm bảo ông không thể tái tranh cử.

Ông Shaikh nói những luận điểm này không phải là mới ở Pakistan: “Những trường hợp chống lại các chính trị gia về tội tham nhũng nhìn chung là toan tính mọi bên đã dùng”. Bản thân ông Khan bị cáo buộc sử dụng cách này để chống lại các nhà lãnh đạo phe đối lập.

Nền kinh tế Pakistan ra sao?

Pakistan đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Lạm phát tăng lên 36,4%, khiến nhiều người không thể mua những nhu yếu phẩm cơ bản. Năm ngoái, lũ lụt nghiêm trọng đã tàn phá phần lớn đất nước.

Pakistan đang trên bờ vực vỡ nợ và vẫn chờ khoản cứu trợ 1,1 tỷ USD từ IMF, dù con số này không đáng là bao so với tổng nợ 100 tỷ USD. Những nước như Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác cũng không mặn mà viện trợ Pakistan với những hình thức như trong quá khứ.

Dẫu vậy, tình hình kinh tế tồi tệ lại là “cứu tinh chính trị” với ông Khan.

“Trong nhiệm kỳ của ông Imran Khan, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Phần lớn nguyên nhân xuất phát từ việc ông xa lánh tất cả đảng chính trị, đến mức không phe nào có thể hỗ trợ ông ấy thực hiện chương trình nghị sự kinh tế. Vì vậy, trong năm cuối nắm quyền, sự nổi tiếng của ông ấy sụt giảm mạnh”, ông Shaikh nói.

Tuy nhiên, việc chính phủ hiện tại thất bại trong giải quyết cuộc khủng hoảng này, thậm chí tình hình còn tồi tệ hơn trong năm ngoái, đồng nghĩa lỗi hiện tại thuộc về họ.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện tại có nguy cơ đẩy Pakistan vào thời kỳ bất ổn, dù viễn cảnh này có thể tránh khỏi. “Sự ổn định có thể quay trở lại, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào việc các đảng chính trị ngồi lại với nhau và nối lại đối thoại”, ông Shaikh nói.

Tương lai nền dân chủ vốn đã mong manh của Pakistan đang bị đe dọa. Ông Khan đang yêu cầu tổ chức sớm các cuộc bầu cử cấp tỉnh và tổng tuyển cử, đồng thời đe dọa sẽ tổ chức biểu tình rầm rộ nếu chính phủ không đồng ý về thời điểm. Các thành viên của liên minh cầm quyền cũng bắt đầu phản đối tòa án tối cao, cáo buộc tòa án thiên vị ông Khan.

Nhiều người lo ngại nếu tình trạng hỗn loạn tiếp diễn, quân đội sẽ tìm cách can thiệp và nắm quyền kiểm soát, như từng xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ.

Hàng loạt binh sĩ vây bắt ông Imran Khan Đảng PTI của cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan ngày 9/5 đăng video cho thấy ông Khan bị bắt giam bên ngoài Tòa án Tối cao Islamabad, liên quan đến vụ án tham nhũng.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Vừa được thả, ông Imran Khan kêu gọi biểu tình khắp Pakistan

Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan hôm 13/5 kêu gọi người ủng hộ biểu tình "vì tự do" trên cả nước sau khi được phóng thích.

Tòa tối cao Pakistan ra lệnh thả ông Imran Khan

Tòa tối cao Pakistan tuyên bố vụ bắt giữ ông Imran Khan là "bất hợp pháp", từ đó yêu cầu trả tự do cho vị cựu thủ tướng gây tranh cãi này.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm