Theo CNBC, Skype hiện tại "không còn là những gì nó đã từng". Sau khi trở nên nổi tiếng vào đầu những năm 2000 với tính năng trò chuyện video qua mạng Internet, Skype được eBay để ý và đặt ra thỏa thuận mua lại vào năm 2005.
Tuy nhiên, thương vụ làm ăn này sau đó không thành công mà chỉ một nhóm nhà đầu tư do quỹ Silver Lake đứng đầu bỏ tiền ra đầu tư vào Skype. Đến năm 2011, Microsoft chính thức bước vào bàn đàm phán, chi ra 8,5 tỷ USD và biến Skype thành công ty con của mình.
Dù vậy, ngay cả khi được hỗ trợ bởi công ty phần mềm lớn nhất thế giới, Skype vẫn đang thất thế so với những đối thủ khác.
Trong thời kỳ đại dịch - khoảng thời gian bùng nổ của các ứng dụng họp online - phần lớn người dùng chuyển sang sử dụng các công cụ như Zoom, Meta hay Whatsapp chứ không ngó ngàng nhiều đến Skype.
Nhận xét về điều này, ông Jim Gaynor - Phó chủ tịch phụ trách mảng nghiên cứu của công ty tư vấn Directions on Microsoft - cho biết: "Việc mua lại Skype thực chất vẫn là một đổi một".
Microsoft đã rất cố gắng quảng bá Skype trong Outlooks, Windows và thậm chí còn trợ giúp ứng dụng này bằng chatbot trí tuệ nhân tạo Bing nhưng nó vẫn không giành được nhiều sự chú ý lắm.
Tháng 3/2020, Microsoft thông báo Skype lúc đó có 40 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, nhưng con số hiện tại đã giảm xuống còn 36 triệu - theo một khảo sát gần đây.
Trong khi đó, ứng dụng liên lạc mới - Microsoft Teams - lại ngày càng phổ biến với hơn 300 triệu người dùng trong thời gian gần đây - tăng từ mốc gần 250 triệu người của tháng 7/2021.
Ông Jaan Tallinn - một trong những kỹ sư sáng lập của Skype - cho biết dù đã hơn một thập kỷ kể từ khi ông rời công ty, đây vẫn là lựa chọn đầu tiên của ông cho các cuộc họp.
Không rõ Skype sẽ tồn tại bao lâu nữa, nhưng rõ ràng là nó cần một chiến lược khác để cải thiện tình hình này.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế