Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện cảm động về vị bác sĩ coi Việt Nam là một phần linh hồn

Câu chuyện của vị bác sĩ Alexandre Yersin, được nữ nhà văn Élisabeth Du Closel thể hiện trong cuốn sách "Đốc - tờ Năm" - câu chuyện diệu kỳ về người chống lại bệnh dịch hạch.

Đốc - tờ Năm là cái tên mà người dân An Nam đặt cho vị bác sĩ trẻ tài ba Alexandre Yersin, nhà vi trùng học. 23 tuổi, ông trở thành thành viên của Viện Pasteur khi đặt chân tới xứ Đông Dương khám phá những "xứ sở hoang sơ" với ước mơ sẽ là người tiếp bước Livingstone - một bác sĩ y khoa và nhà truyền giáo tiên phong cũng là nhà thám hiểm châu Phi.

Yersin tới Đông Dương trong khoảng thời gian hết sức nhạy cảm, khi châu Âu đẩy mạnh kế hoạch khai thác thuộc địa. Thế nhưng, trái ngược với lòng dân đối với người phương Tây khi ấy, thì Yersin lại được người dân coi như người thân trong gia đình.

Cuốn sách Đốc - tờ Năm  tập trung về những câu chuyện của ông trong độ tuổi từ 29 đến 35. Nha Trang là mảnh đất được vị bác sĩ chọn là nơi gắn bó, ở đó, ông xây dựng những nông trại, vui đùa với con trẻ và nghỉ ngơi sau những hành trình.

Chuyện về vị bác sĩ đi ngược lại mọi lối mòn

Alexandre Yersin nổi tiếng là người có những ý nghĩ lập dị và khác người. Từ khi còn là sinh viên, trong khi tất cả những sinh viên khác bận bịu với những bữa nhậu và ra sức bài trừ Do Thái đang lên cao thì ông đã bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo để chơi với họ và tránh xa tất cả những bữa nhậu.

Su gan bo cua Yersin voi Viet Nam anh 1
Sách Đốc - tờ Năm.

Đến với Đông Dương và những cao nguyên xa lạ, cái được gọi là xứ sở hoang sơ cũng vậy, để tỏ thiện chí hòa bình của mình, ông đã đi một mình rồi sau đó, ở nước sở tại, ông đã kết thân và thuê một người giúp việc tên Chào. Trong suốt hành hình, ông đã đặt chân tới rất nhiều vùng đất hoang sơ, những buôn làng còn khốn khó. Dù là một người phương Tây, nhưng khi đến với Đông Dương, ông đã nhanh chóng lấy được thiện cảm của mọi người. Bởi ông không mang tâm tưởng của một đất nước tư bản gắn lên mình mà áp đặt, thị uy.

Vốn được giới lãnh đạo đánh giá cao về năng lực, thế nhưng, không vì đó mà Alexandre Yersin tự kiêu và cho mình là trên hết, mà ngược lại, ông tỉnh táo với tất cả những lời khen. Hơn thế, ông còn cho rằng, mình không phù hợp với sự nổi tiếng. Chính vì vậy, ông đã chọn cách sống của riêng mình, tự chủ với những chuyến đi.

Bác sĩ Alexandre Yersin là con người hướng nội và nhiệt huyết. Chính vì thế ông được người dân đặt cho một cái tên vô cùng gần gũi, Đốc - tờ Năm và ông được coi như một vị thánh của vùng. Trong đám tang không có một người thân ở bên cạnh, thế nhưng ông đã được người địa phương tổ chức tang lễ như một người vai vế cao trong dòng tộc, trong gia đình với những chiếc khăn trắng, cuộc tiễn đưa thành kính và thấm đẫm nước mắt tiếc thương. Bởi trong tâm can, Việt Nam là một phần linh hồn của ông.

Alexandre Yersin, đã vượt ra khỏi mọi đường biên để tìm được lối đi của riêng mình. Ông không để cho những tư tưởng của người khác dễ dàng gắn lên mình. Kiên định, khiêm tốn, độc lập, kiên trì là những từ để tả về con người ông, Alexandre Yersin.

Dịch hạch và cách xử trí của ông Năm thông thái, kiên cường

Khi bệnh dịch hạch được phát hiện ở Hong Kong, nó bùng nổ mạnh mẽ, đe dọa mạng sống của người dân khu vực, công tác chữa trị gần như xuôi theo chiều bế tắc. Những cơn mưa kéo dài là phương tiện hữu hiệu để bệnh lây lan nhanh. Yersin được cửa tới nghiên cứu bệnh dịch hạch ở đó.

Dưới thời cai quản của Anh, những chênh lệch về tư tưởng, quan niệm sống khiến công tác nghiên cứu bị trì hoãn, việc chữa trị đi vào bế tắc. Khoa học kỹ thuật không được hỗ trợ, thiếu thống nhất trong phác đồ điều trị cùng sự hoang mang đẩy lên cao độ, việc dập dịch bệnh trở nên khó khăn gấp bội. 

Trong những ngày mưa mà lòng người lúc nào cũng như có lửa. Mọi nguồn sống gần như hết hy vọng. Chúa là nơi tin tưởng nhất để con người phó thác.

Su gan bo cua Yersin voi Viet Nam anh 2
Bác sĩ Yersin. 

Mảnh đất Hong Kong, nơi xảy ra căn bệnh dịch hạch quái ác, như một vùng đất chết, chỉ có nỗi buồn ngự trị. Không tiếng trẻ cười đùa, không còn thấy những người chơi mạt chược… Mùi muốn nôn mửa, ruồi nhặng bâu đen quanh người bệnh, người bị mưng mủ, co giật, mê sảng... đó là tất cả những gì đang tồn tại ở vùng đất này.

Không bỏ cuộc, để tìm ra cách điều trị căn bệnh này, Yersin đã chấp nhận sống chung với nó ở điều kiện vô cùng khắc nghiệt, ông đã làm việc đến quên mình.

Điều đó được miêu tả trong cuốn sách: Bước vào căn phòng nhỏ, lấy nước trong chậu lau sơ người rồi nằm dài ra chiếu, thổi tắt cây đèn bão, quên ngay đàn muỗi đang bu nhẹ vào da, anh đi vào giấc ngủ tràn đầy mộng mị. Rừng sâu. Vùng đất chưa ai khám phá, cấm vào vì đầy các phong tục man rợ. Anh đang đi trong khu rừng nguyên sinh. Vắt bu đầy mình. Bầy vắt đã biến thành bầy chuột. Anh lắc lắc bắp chân để không bị chúng bám vào…

Không khô cứng và đơn thuần ở những lời kể về lý lịch của một nhà bác học nổi tiếng, cuốn sách còn là những câu chuyện cảm động, bài học sâu sắc về hành trình đi tìm chân lý của một con người nuôi trí lớn và không coi trọng danh lợi. Yersin là đại diện tiêu biểu trong việc nỗ lực hết mình vì nhân loại.

Cuốn sách đã truyền tải và thể hiện thành công tinh thần phá bỏ mọi giới hạn, vượt qua mọi khoảng cách từ chủng tộc đến giai tầng bằng tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp, niềm tin yêu và cả sự dũng cảm của vị bác sĩ. Đây cũng là một minh chứng quan trọng cho việc ở bất kỳ nơi đâu, giàu sang hay nghèo khó, chân tình vẫn luôn là món quà đặc biệt nhằm cảm hóa con người.

Nguyễn Vĩnh Nguyên - tiếng đập của một trái tim yêu Đà Lạt

Nhà văn hoài niệm về một Đà Lạt với màu xanh lam của tảo, màu nắng vàng và mù sương, mùi hương nhẩn đắng của nhụy hoa trong sách "Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách".




Ý An

Bạn có thể quan tâm