Dù chỉ tiếp chiến các võ sư thách thức mình thời gian gần đây, mục đích ban đầu của Từ Hiểu Đông - trong trận đấu với Ngụy Lôi hồi năm 2017 - vẫn là vạch trần những công phu giả mạo của võ sư này.
Trong trận đấu đầu tiên, Từ Hiểu Đông đã không rảnh tay tới thách đấu Ngụy Lôi, nếu vị võ sư Thái Cực Quyền không liên tiếp quảng bá những món công phu. Chính võ sĩ MMA cũng xác nhận muốn phanh phui “những kẻ giả dối và dùng võ thuật để lừa bịp”.
Từ Hiểu Đông được cho là kẻ lộng ngôn khi liên tục thách thức các võ sư truyền thống. Ảnh: Sina. |
Nam Huỳnh Đạo là mục tiêu tiếp theo của Từ Hiểu Đông?
Mãi tới sau này, khi nổi tiếng khắp cộng đồng với những màn tỷ võ, Từ Hiểu Đông luôn nhắc đi nhắc lại tiêu chí trên mỗi khi tiếp nhận bất cứ trận đấu võ nào. Tất cả môn công phu được quảng bá hay dọa dẫm sẽ hạ gục anh đều lần lượt mất tăm khi tiếng chuông vào trận vang lên.
Nếu ở Trung Quốc, công phu “truyền điện” của phái Nam Huỳnh Đạo có là đích nhắm của Từ Hiểu Đông?
Sự tình cờ nhất giữa vụ việc của võ sư Vịnh Xuân Nam Anh Pierre Francois Flores với Từ Hiểu Đông là diễn ra cùng thời điểm và cùng cách thức. Đó là khi những ngón công phu huyền bí được lan truyền trên mạng xã hội, cùng với số lượng lớn người tung hô tới tận mây xanh khiến những người luyện võ chân chính “chướng mắt” và quyết vạch trần sự giả dối này.
Rõ ràng, chẳng cần trận đấu nào cũng có thể kết luận màn “truyền điện” được Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt của phái Nam Huỳnh Đạo thi triển hoàn toàn không có cơ sở khoa học để minh chứng sẽ có ích trong thực chiến.
Võ phái Nam Huỳnh Đạo vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Ảnh: Lữ Đắc Long. |
Từ những lời đồn thổi về truyền “chân khí” khiến đối phương rối loạn, đến truyền kình lực qua một người đánh ngã người phía sau hay đánh ngã mà không cần chạm vào đối thủ. Tất cả lời tiếng này không khác gì sự dọa dẫm từ các đối thủ đến Từ Hiểu Đông.
Võ sĩ MMA được cảnh báo chỉ cần vài cú điểm huyệt hay những đòn đánh hiểm từ đối thủ có thể khiến anh gục ngã. Điều đó sau cùng không xảy ra. Từ Hiểu Đông làm bẽ mặt Thái Cực Ngụy Lôi, đánh vỡ mũi Lã Cương của Vịnh Xuân phái.
Có thể thấy, Từ Hiểu Đông một lần vì chướng tai gai mắt trước sự tung hô của truyền thông Trung Quốc về Thái Cực Quyền của Ngụy Lôi nên đã dạy cho vị võ sư kia bài học thích đáng.
Với Nam Huỳnh Đạo, những công phu còn mập mờ chưa tỏ kia có khi cũng chẳng mấy chốc chịu chung số phận nhận lời thách đấu khi các hình ảnh về thứ võ công "truyền điện" liên tiếp xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Chưởng môn Kiệt thời còn trẻ học rất nhiều môn phái. |
"Cao thủ giả dối" từng chịu cái kết đắng
Điển hình nhất, Flores - môn đồ của Vịnh Xuân - chủ động tìm đến Nam Huỳnh Đạo để kiểm chứng môn công phu của võ phái này. Vậy giữa làn sóng “lật tẩy” với tâm chấn là Từ Hiểu Đông, không lý gì Nam Huỳnh Đạo lại tránh khỏi dây dưa vào lời thách đấu từ “gã điên” của làng võ thuật Trung Quốc.
Nếu thượng đài, có lý do nào khác để từ chối công phu “truyền điện” sẽ nhanh chóng gục ngã trước những cú đấm của Từ Hiểu Đông. Đơn giản vì võ công của Chưởng môn Kiệt thực sự chưa chứng minh được giá trị nào trong sự khắc nghiệt của những trận đánh thực chiến.
Thực tế, có nhiều trường hợp tương tự như phái Nam Huỳnh Đạo, đó là “Lăng không kình”. Lăng không kình là một thuật ngữ chỉ phương pháp tạo ra sức mạnh từ những cú đẩy tay (kình pháp thôi thủ), xuất phát điểm từ thái cực quyền, là phương pháp ra đòn theo cách mượn tác dụng của tinh thần, tiếng hô lớn để áp đảo đối phương, giúp người võ sư không cần chạm đến đối thủ vẫn có thể khiến đối thủ phải ngã nhào.
Theo như “quảng cáo”, những võ sư thuần thục Lăng Không Kình đều đã là những bậc có võ công rất cao. Tuy cao siêu là thế, các võ sư Lăng Không Kình lại liên tục bị các võ sư khác bóc trần bằng những thất bại không thể nhục nhã hơn.
Điển hình, võ sư Kiai của Nhật Bản từng tự tin với công phu chỉ cần vẫy tay là những người lao tới đều gục ngã. Ông thậm chí tự tin tuyên bố thưởng 5.000 USD cho bất kỳ tay đấm MMA (võ thực chiến) nào dám đối đầu với ông.